Người dân châu Phi rơi cảnh kiệt quệ khi mắc đái tháo đường

Ban Thời sự-Thứ sáu, ngày 23/11/2018 06:46 GMT+7

VTV.vn - Với chi phí điều trị đắt đỏ, phần lớn tất cả những ai mắc bệnh đái tháo đường ở châu Phi cũng khó có thể sống cùng căn bệnh này.

Đã hơn 10 năm ông Harun Abdalla tại Kenya, châu Phi sống chung với căn bệnh đái tháo đường. Nó là một gánh nặng tài chính khiến ông kiệt quệ.

Ông Harun Abdalla - Bệnh nhân đái tháo đường, 55 tuổi - cho biết: "Khi tôi nhận kết quả xét nghiệm mình bị đái tháo đường. Tôi cảm thấy cuộc sống chấm dứt. Có lúc nghĩ tới cả việc tự tử".

Mỗi ngày ông chỉ sống với ít hơn 1 USD (khoảng 20.000 đồng). Với số tiền này, việc ăn kiêng theo chế độ bác sỹ khuyến cáo cũng đã đủ vất vả.

"Tôi thấy rất chán nản. Mỗi sáng tôi cần 10ml insulin và một chế độ ăn kiêng cực kỳ chặt chẽ", ông Harun Abdalla nói.

Người dân châu Phi rơi cảnh kiệt quệ khi mắc đái tháo đường - Ảnh 1.

Ông Harun Abdalla - Bệnh nhân đái tháo đường tại châu Phi.

Không phải ông Abdalla là một trường hợp cá biệt, mà phần lớn tất cả những ai mắc bệnh đái tháo đường ở châu Phi cũng khó có thể sống cùng căn bệnh này. Trung bình họ phải chi 50 USD/tháng (hơn 1 triệu đồng) cho thuốc điều trị. Đối với một quốc gia 42% người dân sống dưới mức nghèo đói, thu nhập trung bình 150 USD/tháng, đây là một vấn đề lớn. Trong khi đó, ngày có càng nhiều người mắc đái tháo đường ở quốc gia đang phát triển này.

Bà IreneAoko - Y tá Trung tâm Y tế Kibera South, Nairobi, Kenya nói: "Lối sống lười vận động, lười tập thể dục, ăn uống không điều độ là những nguyên nhân khiến người dân trong cộng đồng của chúng tôi dễ bị mắc bệnh đái tháo đường".

Người dân châu Phi rơi cảnh kiệt quệ khi mắc đái tháo đường - Ảnh 2.

Chính phủ Kenya đã phải thành lập những trung tâm y tế ở các vùng nghèo khó nhất đất nước, chuyên để hỗ trợ thuốc điều trị đái tháo đường cho người dân.

Nguồn cung insulin toàn cầu gần như phụ thuộc vào 3 công ty dược phẩm đó là Novo Nordisk, Sanofi và Eli Lilly. Bản thân những công ty này cũng đã cố để thuốc của mình trở nên dễ tiếp cận hơn với nhiều chương trình hỗ trợ nhưng ở các nước đang phát triển vì các chuỗi phân phối ngoằn ngoèo mà giá thuốc bị đội lên. Insulin vì thế trở thành không thể chi trả cho phần lớn bệnh nhân.

* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV Online!

TIN MỚI

    X

    ĐANG PHÁT

    Bản tin thời tiết chào buổi sáng 3 phút trước