Nguyên nhân và cách khắc phục tật “nói mớ” ban đêm

Mai Linh (theo Brightside)-Thứ năm, ngày 28/01/2021 14:00 GMT+7

VTV.vn - Nói chuyện vô thức trong lúc ngủ là tình trạng khá phổ biến. Có nhiều nguyên nhân đằng sau hiện tượng gây ảnh hưởng đến chất lượng giấc ngủ này.

Nói mớ trong khi ngủ là một tình trạng khá phổ biến. Nghiên cứu chỉ ra rằng, có đến khoảng 66% dân số đã từng nói chuyện vô thức trong lúc ngủ ở một số thời điểm nhất định. Tuy đây không phải là biểu hiện của bệnh lý và vô hại, nói mớ có thể gây ảnh hưởng đến người xung xung quanh, gây khó chịu cho người ngủ bên cạnh. Dưới đây là những nguyên nhân phổ thông và cách khắc phục tình trạng này. 

1. Di truyền

Nguyên nhân và cách khắc phục tật “nói mớ” ban đêm - Ảnh 1.

Các nghiên cứu y học đã chỉ ra rằng hiện tượng này có thể được tiếp nối giữa các thế hệ trong gia đình. Nghiên cứu thực hiện ở Phần Lan và Nhật Bản đã phát hiện rằng các cặp song sinh hay có xu hướng nói mớ. Hiện tượng này có thể xảy ra cùng lúc với với chứng mộng du và ác mộng. Một số nhà nghiên cứu cũng nhận thấy rằng cha mẹ hay nói chuyện vô thức khi ngủ cũng có xu hướng sinh con mang theo biểu hiện tương tự. 

2. Thiếu ngủ

Nguyên nhân và cách khắc phục tật “nói mớ” ban đêm - Ảnh 2.

Bất cứ ai cũng có thể lẩm bẩm nói chuyện trong lúc ngủ. Tuy nhiên, có một vài yếu tố có thể dễ dẫn đến tình trạng này hơn, một trong số đó là thiếu ngủ. Các chuyên gia tin rằng một người đang gặp căng thẳng hay ngủ không đủ giấc sẽ dễ nói mớ hơn. Cơ thể không được nghỉ ngơi đầy đủ sẽ khiến não bộ bị ảnh hưởng, từ đó tác động đến chất lượng của giấc ngủ. 

3. Rối loạn giấc ngủ

Nguyên nhân và cách khắc phục tật “nói mớ” ban đêm - Ảnh 3.

Bản thân nói mớ cũng là một chứng rối loạn giấc ngủ, với tên gọi là somniloquy. Bất cứ ai ở bất kỳ thời điểm nào trong cuộc đời cũng có thể mắc phải tình trạng này. Tuy nhiên, khả năng xảy ra ở những người đang mắc chứng rối loạn giấc ngủ khác thường cao hơn. Các bác sĩ tin rằng, có một mối liên hệ nhất định giữa chứng nói mớ, mộng du và ác mộng.

4. Một số loại thuốc nhất định

Nguyên nhân và cách khắc phục tật “nói mớ” ban đêm - Ảnh 4.

Nhiều loại thuốc có thể đi kèm tác dụng phụ là làm gián đoạn giấc ngủ. Trong số đó bao gồm cả những loại phổ biến như thuốc chống trầm cảm. Những hành vi diễn ra trong giấc ngủ do ảnh hưởng của thuốc bao gồm cả nói mớ, liên quan đến khả năng kiểm soát cơ. Ở những trường hợp nặng hơn, người dùng thuốc còn có thể đá, đá, đấm, nhảy ra khỏi giường và nói chuyện vô thức. 

Các kiểm soát việc nói mớ

Nguyên nhân và cách khắc phục tật “nói mớ” ban đêm - Ảnh 5.

Hiện tại vẫn chưa có phương pháp nào có thể loại trừ dứt điểm tật nói mớ. Tuy nhiên, thay đổi một số thói quen nhất định vẫn có thể giúp chúng ta kiểm soát được tình trạng này đáng kể. Một số việc bạn có thể thực hiện để ngủ ngon và yên giấc hơn bao gồm: tránh ăn quá no gần giờ đi ngủ, bài trí giường ấm áp với chăn đệm êm ái, tránh uống cà phê vào buổi chiều hay tối, cũng như duy trì giờ ngủ nhất quán. 

* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV OnlineVTVGo!

Cùng chuyên mục

TIN MỚI

    X

    ĐANG PHÁT

    Bản tin thời tiết chào buổi sáng 3 phút trước