Một con sói nhiễm bệnh ở Công viên Quốc gia Yellowstone, Wyoming. (Ảnh: Getty Images)
Theo một nghiên cứu gần đây trên hơn 200 con sói sống tại Bắc Mỹ, các nhà khoa học đã phát hiện ra một loại ký sinh trùng có tên là Toxoplasma gondii ( T. gondii) thường gây bệnh cho các loài động vật hoang dã, trong đó có sói. Tuy nhiên, điều kỳ lạ là loại ký sinh trùng này khiến những con sói bị nhiễm bệnh có khả năng trở thành sói đầu đàn cao hơn so với những con sói không bị nhiễm bệnh.
Mặc dù vậy, không phải chú sói nhiễm ký sinh trùng nào cũng trở nên "ưu việt", phần lớn chúng sẽ bị chết do cơ thể không đủ khả năng để tự bảo vệ mình. Duy chỉ một số ít động vật còn tồn tại sau khi nhiễm bệnh sẽ tăng sức đề kháng, có tuổi thọ cao hơn và “liều lĩnh” hơn trong quá trình săn mồi.
Cũng theo nhóm nghiên cứu tại Đại học Montana ở Missoula cho biết: "Những con sói bị nhiễm bệnh có khả năng rời gia đình mới sinh của chúng để bắt đầu một bầy mới cao gấp 11 lần so với những con không bị nhiễm bệnh và có khả năng trở thành thủ lĩnh bầy cao hơn 46 lần — thường là những con sói duy nhất trong bầy sinh sản".
Trong tương lai, nhóm nghiên cứu hy vọng sẽ xem xét liệu sự nhiễm ký sinh trùng này có thể làm tăng khả năng sinh sản thành công ở sói hơn hay không và tỷ lệ lây nhiễm bệnh sang các con sói khác trong bầy có thể xảy ra là thấp hay cao.
Tuy nhiên, sói cũng được biết đến là con mồi của báo hoặc sư tử. Điều này có thể làm lây lan dịch bệnh nếu những con sư tử ăn phải những con sói nhiễm bệnh.
Hiện chưa có nghiên cứu nào nhắc tới sự nhiễm ký sinh trùng T.gondii ở người. Xong, xét về mặt đạo đức thì không nên để dịch bệnh lây lan trong hệ sinh thái ở cả người và động vật. Do vậy, việc cố ý để các con vật nhiễm ký sinh trùng vẫn chỉ được thực hiện trong nghiên cứu và thí nghiệm.
* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV Online và VTVGo!