Nhiều người trẻ đã lo tiết kiệm, đảm bảo kinh tế khi về già

VNHN-Thứ hai, ngày 01/04/2024 16:05 GMT+7

VTV.vn - Không chỉ những người già, nhiều bạn trẻ đã tính đến chuyện tích luỹ để về già không bị rơi vào cảnh "hai không": không lương hưu, không trợ cấp xã hội hàng tháng.

Bộ LĐ-TB&XH cho biết, khoảng 35 triệu lao động chưa được tiếp cận các chính sách bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp ... Đây cũng là nhóm lao động phi chính thức việc làm và thu nhập không ổn định. Cần đảm bảo đời sống kinh tế lúc về già, để tránh thực trạng "hai không": không lương hưu, không trợ cấp xã hội hàng tháng.

Mỗi tháng, bà Lê Thị Liên tiết kiệm 2,5 triệu đồng để mỗi quý nộp bảo hiểm xã hội 7,5 triệu đồng. Đây là cách mà bà Liên lựa chọn để tích lũy cho mình một khoản tiền lo về già khi tuổi cao, sức khỏe yếu, không thể tiếp tục lao động thêm sau nghỉ hưu như hiện tại.

Bà Liên chia sẻ. bà đi làm thêm để lấy tiền đó mua bảo hiểm xã hội, còn đâu thì để chi tiêu thêm. Mỗi tháng, bà đi làm thêm được 4,9 triệu đồng và dành lại để đến quý thì đóng rồi sau về già có đồng tiền trang trải, ốm đau, bệnh tật…

Giống với bà Liên, mỗi tháng bà Đẩu nhận 6 triệu tiền lương hưu. Bà bảo, tằn tiện chi tiêu thì vẫn đủ. Nhưng để hỗ trợ con cái và an tâm lúc cao tuổi hơn nữa thì không thể. Vậy nên, giờ ngoài nguồn thu từ phòng trọ của bà thì ông vẫn đi làm bảo vệ. Ba khoản thu nhập cộng dồn, trừ chi tiêu hàng tháng sẽ để ra cho một mục tiêu cụ thể.

Bà Tống Thị Đẩu cho hay, bà đặt ra mục tiêu này để hỗ trợ con cháu, Lo cho con cháu xong thì cũng phải có một nguồn tiền tiết kiệm khoảng 1 tỷ đồng.

Không chỉ có lao động về hưu lo kinh tế lúc tuổi già, nhiều lao động trẻ cũng đã có tâm lý chuẩn bị điều kiện kinh tế cho mình khi nghỉ hưu.

Nhiều người trẻ đã lo tiết kiệm, đảm bảo kinh tế khi về già - Ảnh 1.

Nhiều người trẻ đã lo tích lũy để về già không rơi vào tình cảnh '2 không".

Anh Tuấn, dù mới hơn 30 tuổi song đã có những lo toan nhất định của mình khi quyết định tham gia bảo hiểm hưu trí.

Anh Nguyễn Công Tuấn (Hà Nội) cho biết, tôi đóng thêm theo công ty là 1 triệu đồng/người… Sau này có thể đóng thêm, tùy theo tình hình tài chính của mình… Đến khi về hưu thì gia tăng 1 phần tích lũy trong cuộc sống, bổ sung nguồn tiền đều đặn một tháng khi về hưu.

Theo thống kê, nước ta có khoảng 9 triệu người sau độ tuổi nghỉ hưu vẫn chưa thuộc diện bao phủ của hệ thống bảo hiểm xã hội hay tầng an sinh xã hội nào khác. Việc có thêm các hình thức an sinh xã hội, đảm bảo điều kiện sống và kinh tế cho người cao tuổi bởi vậy là cần thiết…

Tiến sĩ Bác sĩ Nguyễn Thu Giang - Phó Viện trưởng Viện Phát Triển Sức khỏe Cộng đồng Ánh Sáng cho rằng, cơ quan quản lý hay doanh nghiệp cần có thêm nhiều giải pháp, để đảm bảo quyền lợi của người lao động khi nghỉ hưu. Có thể có nhiều điều chỉnh như tăng mức đóng, tăng phúc lợi xã hội, … để người lao động cảm thấy an tâm khi về hưu có 1 khoản lương ổn.

Nhiều người trẻ đã lo tiết kiệm, đảm bảo kinh tế khi về già - Ảnh 2.

Người về hưu lo đảm bảo kinh tế khi về già.

Hiện, nếu tính chung cả hai chế độ hưu trí gồm bảo hiểm xã hội và bảo hiểm xã hội tự nguyện mới chỉ đảm bảo cho khoảng 40% người cao tuổi, số còn lại không có lương hưu và trợ cấp.

Nghị quyết số 28 về cải cách chính sách BHXH cũng nêu rõ, phát triển hệ thống chính sách bảo hiểm xã hội linh hoạt, đa dạng, đa tầng, hiện đại, hội nhập quốc tế; huy động các nguồn lực xã hội theo truyền thống tương thân tương ái của dân tộc.

* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV OnlineVTVGo!

Cùng chuyên mục

TIN MỚI

    X

    ĐANG PHÁT

    Bản tin thời tiết chào buổi sáng 3 phút trước