Nhìn mây đoán thời tiết như thế nào?

Thu Huyền (theo Independent)-Thứ năm, ngày 29/03/2018 17:53 GMT+7

Ảnh: Shutterstock

VTV.vn - Con người sẽ không cần đến siêu máy tính để đoán biết được những thay đổi của thời tiết trong vài giờ thông qua việc quan sát các đám mây.

Ngày nay, máy tính hỗ trợ rất đắc lực cho việc dự báo thời tiết bằng cách sử dụng phương trình vật lí để mô tả các chuyển động của khí quyển, nhiệt độ cũng như sự hình thành mây và mưa.

Những tiến bộ đáng kể về dự báo thời tiết theo thời gian cho thấy các dự báo trong 5 ngày hiện nay cũng hiệu quả như những dự báo trong 3 ngày của 20 năm về trước.

Nhưng con người sẽ không cần đến siêu máy tính để đoán biết được những thay đổi của thời tiết trong vài giờ. Nền văn hóa trải dài qua hàng thiên niên kỉ sẽ giúp chúng ta vén màn bí mật này thông qua việc quan sát các đám mây.

Dưới đây là 4 dạng đám mây sẽ giúp chúng ta đoán biết được tình hình thời tiết:

    Mây tích


Nhìn mây đoán thời tiết như thế nào? - Ảnh 1.

Ảnh: Pexels

Khi khối khí mát tập trung lại ở điểm sương, nhiệt độ ở đây làm cho không khí không còn giữ được hơi nước nữa và chúng ngưng tụ thành mây. Để quá trình này xảy ra, mật độ các phân tử khí phải dày đặc trong khí quyển hoặc không khí ẩm phải tiếp xúc với bề mặt lạnh.

Vào ngày nắng, bức xạ mặt trời làm nóng bề mặt trái đất và cả không khí xung quanh chúng ta. Không khí nóng tăng lên theo sự đối lưu vào tạo thành các đám mây tích – có hình dạng như những bông len. Mây tích báo hiệu thời tiết tốt và không có mưa.

    Mây vũ tích
Nhìn mây đoán thời tiết như thế nào? - Ảnh 2.

Ảnh: Shutterstock

Mây vũ tích lớn hơn mây tích và thường bao trùm một khoảng không rộng lớn. Sự xuất hiện của chúng cũng đồng nghĩa với việc những cơn mưa to đang trên đường tới. Hiện tượng này rất phổ biến vào mùa hè, thường thì mây vũ xuất hiện vào buổi sáng sẽ phát triển thành mây vũ tích vào buổi chiều.

Mây vũ tích chỉ được quan sát rõ khi ở gần mặt đất. Khi lên cao, sẽ bị mờ dần. Mây vũ tích không được hình thành từ những giọt nước mà là từ các tinh thể băng. Khi gió thổi những giọt nước bên ngoài đám mây sẽ gây ra sự bốc hơi nhanh chóng ở môi trường khô tạo thành những đám mây rất sắc nét. Mặt khác những tinh thể băng không dễ bị bốc hơi sẽ làm những đám mây mang vẻ ngoài rất huyền ảo.

Mây vũ tích thường có dạng mặt phẳng. Trong lòng nó, không khí ấm tăng theo sự đối lưu. Cho đến khi nhiệt độ của nó cân bằng với bầu khí quyển xung quanh, mây sẽ lan ra và tạo thành một hình dạng đặc trưng.

    Mây ti

Nhìn mây đoán thời tiết như thế nào? - Ảnh 3.

Ảnh: Shutterstock

Mây ti được tạo thành từ những tinh thể băng trôi qua bầu khí quyển và thường ở vị trí rất cao.

Khi bạn nhìn thấy mây ti bắt đầu bao trùm cả bầu trời, thấp hơn và dày hơn thì đây là dấu hiệu tốt cho thấy một vùng ấm sắp xuất hiện. Trong một vùng ấm, các khối khí nóng và khối khí lạnh sẽ gặp nhau. Khi khối khí nóng chiếm ưu thế, mây ti sẽ được hình thành. Hiện tượng này nhiều khả năng sẽ gây ra mưa trong vòng 12 giờ tới.

Mây ti tầng

Nhìn mây đoán thời tiết như thế nào? - Ảnh 4.

Ảnh: Shutterstock

Mây ti tầng là những đám mây nhỏ, bao phủ cả bầu trời. Chúng được hình thành khi các cơn gió đưa không khí ẩm đến vùng có khí hậu lạnh hoặc biển. Mây ti tầng rất mỏng, chúng làm cho bầu trời trở nên u ám nhưng không gây mưa. Chúng giống hệt như sương mù nên nếu bạn đã từng đi dạo trên núi vào một ngày sương mù, rất có thể bạn đi vào trong những đám mây này.

Ngoài ra, còn 2 dạng mây rất đặc sắc khác là mây thấu kính và mây sóng thần. Tuy không giúp dự báo thời tiết nhưng chúng thật sự là những hiện tượng thiên nhiên vô cùng kỳ lạ và thú vị.

Nhìn mây đoán thời tiết như thế nào? - Ảnh 5.

Mây thấu kính (Ảnh: Shutterstock)

Nhìn mây đoán thời tiết như thế nào? - Ảnh 6.

Mây sóng thần (Ảnh: Getty)

TIN MỚI

    X

    ĐANG PHÁT

    Bản tin thời tiết chào buổi sáng 3 phút trước