Có những cuộc đánh hội đồng lôi kéo tới hàng nghìn người tham gia, khiến nạn nhân tử vong hoặc bị thương nặng. Vì sao tình trạng này lại nghiêm trọng đến vậy, nguyên nhân có phải tại Whatsapp hay chính thái độ tiếp nhận và cách xử với thông tin của người dân Ấn Độ?
Một kỹ sư Google bị đám đông 2.000 người đuổi đánh dẫn đến tử vong vì tin đồn bắt cóc trẻ em lan truyền trên ứng dụng Whatsapp. Đây là vụ việc mới nhất về tình trạng đánh hội đồng vốn gây nhức nhối trong xã hội Ấn Độ thời gian qua.
Tình trạng này đặc biệt nghiêm trọng tại những vùng sâu vùng xa của Ấn Độ, nơi người dân thường không có thói quen xác thực thông tin. Chính vì thế, những tin đồn như bắt cóc trẻ em có thể dễ dàng gieo rắc nỗi sợ hãi, tức giận và thôi thúc người ta có những hành vi cực đoan, gây ra hậu quả không thể cứu vãn với nạn nhân.
Nguyên nhân những tin đồn thất thiệt lan nhanh một phần là do sự phổ biến của Whatsapp - ứng dụng nhắn tin, gọi điện được dùng nhiều nhất tại Ấn Độ hiện nay.
Các nhà xã hội học đã lên tiếng cảnh báo rằng, nhận thức của người dùng cũng nên theo kịp với sự phát triển của công nghệ, nếu không chính họ sẽ trở thành con mồi của những tin đồn công nghệ như thế này, đồng thời cũng chính là kẻ săn mồi với nạn nhân là người vô tội ngoài đời thường.
Ứng dụng Whatsapp hiện đang được yêu cầu có những biện pháp kiểm soát việc đăng tải và lan truyền thông tin thất thiệt. Tuy nhiên, quan trọng hơn, người dùng cũng cần có sự kiểm soát của chính mình, tránh biến mình lẫn con mỗi lần kẻ săn mồi của nạn tin giả.
Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV Online!