Trầm cảm tác động khác nhau đến nam giới và phụ nữ. Tỷ lệ nam giới tìm kiếm điều trị cho các bệnh tâm thần cao gấp đôi so với phụ nữ. Theo WHO, khoảng 322 triệu người trên thế giới đang phải sống chung với bệnh, trong đó có 56 triệu người ở Ấn Độ.
Trầm cảm nam là gì?
Trầm cảm ở nam giới là có thể điều trị, và trái ngược với quan niệm sai lầm, bệnh không phải là dấu hiệu của sự yếu đuối về mặt tình cảm hay thất bại về nam tính. Trầm cảm nam làm thay đổi cách bạn suy nghĩ, cảm nhận và hoạt động trong cuộc sống hàng ngày vì nó cản trở năng suất làm việc và tác động đến các mối quan hệ.
Đàn ông thường có xu hướng xem thường bệnh trầm cảm vì nhiều người trong số họ cảm thấy khó khăn khi thể hiện cảm xúc. Thay vào đó, họ tập trung vào các triệu chứng thể chất đi kèm trầm cảm nam như đau đầu, đau lưng, khó ngủ và các vấn đề về tình dục. Đây là lý do tại sao trầm cảm nam thường không được phát hiện. Thật không may, nam giới dễ tự tử hơn so với phụ nữ, và điều quan trọng là họ cần tìm kiếm sự giúp đỡ trước khi những ý nghĩ tự tử nảy ra trong đầu.
Các dấu hiệu và triệu chứng của trầm cảm ở nam giới
1. Rối loạn cương dương
"Thành tích chăn gối" kém trên giường có liên quan chặt chẽ đến trầm cảm. Mất ham muốn và rối loạn chức năng tình dục là những triệu chứng mà nam giới thường không kể.
2. Mệt mỏi
Nam giới hay kể về tình trạng mệt mỏi và các triệu chứng thể chất của trầm cảm hơn phụ nữ.
3. Các vấn đề về giấc ngủ
Ngủ quá nhiều hoặc quá ít nằm trong số các triệu chứng trầm cảm ở nam giới.
4. Đau bụng hoặc đau lưng
Nam giới thường không nhận ra rằng đau mãn tính và rối loạn tiêu hóa có liên quan đến trầm cảm.
5. Cáu kỉnh
Thay vì thể hiện sự buồn bã, nam giới lại hay biểu hiện các dấu hiệu cáu kỉnh vì họ luôn có những ý nghĩ tiêu cực.
6. Mất tập trung
Chậm tâm thần vận động làm giảm khả năng xử lý thông tin của nam giới, làm suy giảm sự tập trung.
7. Tức giận
Một số nam giới có biểu hiện trầm cảm là tức giận hoặc hung hăng.
8. Lo lắng
Nam giới dễ bị rối loạn lo âu hơn so với phụ nữ.
Các dấu hiệu và triệu chứng khác gồm ý tưởng tự sát, hành vi trốn tránh, lạm dụng rượu hoặc ma túy, hành vi nguy hiểm và hành vi bạo lực hoặc lạm dụng.
Làm thế nào để biết mình có bị trầm cảm hay không?
1. Cảm giác tuyệt vọng và bất lực.
2. Mất hứng thú với các hoạt động và giao lưu với bạn bè.
3. Dễ cáu kỉnh và nóng nảy hơn bình thường.
4. Uống rượu quá mức.
5. Không thể kiểm soát những suy nghĩ tiêu cực và bắt đầu cảm thấy bồn chồn.
6. Thay đổi giấc ngủ và khẩu vị.
Trầm cảm ở nam giới được điều trị như thế nào?
1. Thay đổi lối sống
Thay đổi lối sống bằng cách tập thể dục điều độ, cải thiện thói quen ăn uống và tuân thủ nếp đi ngủ nghiêm ngặt có thể giúp giảm các triệu chứng trầm cảm.
2. Thuốc
Bác sĩ tâm thần có thể hỗ trợ việc cho dùng thuốc. Thông thường, thuốc ức chế tái hấp thu serotonin-norepinephrine (SNRI) và thuốc ức chế tái hấp thu serotonin (SSRI) có hiệu quả trong điều trị trầm cảm. Tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi dùng những loại thuốc này.
3. Liệu pháp tâm lý
Còn được gọi là liệu pháp trò chuyện và có thể hỗ trợ điều trị trầm cảm bằng cách nói chuyện thông qua những phản ứng và gợi mở cùng với chuyên gia về sức khỏe tâm thần.
Các loại trị liệu tâm lý khác nhau có hiệu quả trong điều trị trầm cảm là liệu pháp hành vi nhận thức, liệu pháp trò chuyện giữa các cá nhân và liệu pháp giải quyết vấn đề.
Hỗ trợ nam giới bị trầm cảm như thế nào?
- Lôi cuốn người bệnh vào cuộc trò chuyện và lắng nghe cẩn thận những gì người ấy nói.
- Không bỏ qua những lời nói về tự sát và đưa ra hy vọng.
- Đưa người bệnh đi dạo và lôi cuốn người ấy tham gia vào các hoạt động.
- Theo dõi việc sử dụng thuốc và rượu của người bệnh.
* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV Online!