Bệnh nhân hôi miệng thường gặp khó khăn trong quá trình giao tiếp, mất tự tin gây ảnh hưởng nhiều đến cuộc sống. Tuy nhiên, đôi khi những lời đồn đại hay những lời bình luận ác ý có thể gây cản trở việc điều trị bệnh hôi miệng.
Sau đây là những quan niệm sai về bệnh hôi miệng mà chúng ta thường nghe trong cuộc sống:
Thở vào bàn tay để biết miệng mình có hôi hay không
Phương pháp này hoàn toàn không có tác dụng trong việc kiểm tra hơi thở của bạn bởi lẽ việc thở vào lòng bàn tay và việc nói chuyện bình thường là hai cơ chế điều khí khác hẳn nhau. Khi chúng ta chủ động thổi hơi của mình vào lòng bàn tay, không khí không đi qua cuống lưỡi (phần lớn khí hôi của người bệnh bắt nguồn từ cuống lưỡi).
Thay vào đó, các bác sĩ sử dụng 3 phương pháp chính để xác định xem người bệnh có bị hôi miệng hay không.
Phương pháp thứ 1: Ngửi hơi thở của người bệnh trong khoảng cách 5cm từ miệng bệnh nhân.
Phương pháp thứ 2: Cạo nhẹ phần lưỡi của bệnh nhân bằng 1 chiếc thìa và xét nghiệm
Phương pháp thứ 3: Cọ chỉ nha khoa sau chân răng bệnh nhân và xét nghiệm thành phần
Nếu miệng hôi có nghĩa là bạn có bệnh trong người
Mùi hôi từ miệng là khí sun-phua bay hơi. Mọi người thường miêu tả "mùi hương" này với những cái tên "giàu hình ảnh" như mùi trứng thối hay mùi rau cải ôi. Tuy nhiên, "mùi hương" đặc trưng này là sự kết hợp của mùi thức ăn bị mắc lại sau răng kết hợp với vi khuẩn sau lưỡi.
Bệnh hôi miệng thường có hai trường hợp: hôi miệng tạm thời và hôi miệng thường xuyên. Hơi thở của bạn có thể tạm thời có mùi khó chịu sau khi ăn nhiều hành tỏi, uống cà phê hay hút thuốc lá nhưng sau đó sẽ trở lại trạng thái bình thường.
Còn bệnh hôi miệng kinh niên thường là kết quả của các vấn đề răng lợi. Bệnh nhân bị hôi miệng thường có một lớp vi khuẩn dày đặc bám ngoài bề mặt cuống lưỡi hoặc có vết loét trên lợi. Sự thật thì những trường hợp hôi miệng do các bệnh lý khác là rất ít và nếu như bạn thực sự có các bệnh trong cơ thể thì hôi miệng sẽ không phải triệu chứng duy nhất.
Sử dụng nước xúc miệng sẽ hết hôi miệng
Có lẽ phản ứng đầu tiên của mọi người khi phát hiện ra mình bị hôi miệng là tìm ngay mội chai nước xúc miệng. Tuy nhiên, mùi hương bạc hà the mát trong nước xúc miệng chỉ có thể tạm thời giấu đi hơi thở khó chịu. Một vài nước xúc miệng có thành phần diệt vi trùng nhưng chúng không thể thay thế việc vệ sinh răng miệng bằng bàn chải và chỉ nha khoa đều đặn vì chính những loại nước xúc miệng cũng được khuyên dùng sau khi đánh răng xong.
Thậm chí, một vài nghiên cứu đã chỉ ra rằng thành phần cồn có trong nước xúc miệng có thể gây khô miệng mà khi răng miệng thiếu nước bọt là chất khử trùng tự nhiên thì vi khuẩn sẽ sinh sôi dễ dàng hơn và bệnh hôi miệng của bạn lại càng tệ hơn. Vì vậy nước lọc được khuyên là loại nước xúc miệng tốt nhất, vừa có thể cuốn trôi thức ăn mắc lại trong miệng, vi khuẩn và làm ẩm khoang miệng.
Có vi khuẩn trong miệng là không tốt
Dù muốn hay không, vi khuẩn vẫn tồn tại trong cơ thể chúng ta. Riêng trong miệng mỗi người tồn tại khoảng 100 đến 200 vi khuẩn. Tuy nhiên, khoa học đang ngày càng tìm ra nhiều tác dụng của một nhóm vi khuẩn.
Nhóm này được đặt tên là lợi khuẩn nhóm còn lại là những vi khuẩn có hại và trong số đó có những vi khuẩn gây hôi miệng. Vậy không phải tất cả các vi khuẩn sống trong cơ thể là có hại. Hiện nay y học đã có thể phát triển một số loại thuốc để khuyến khích sự phát triển của lợi khuẩn từ đó tiêu diệt những vi khuẩn có hại.
Tuy nhiên, phòng bệnh không bằng chữa bệnh. Để tránh bị hôi miệng, mọi người nên có thói quen sinh hoạt vệ sinh khoa học, uống nhiều nước, tránh hút thuốc lá và các chất có cồn.