Nhiệt độ cao làm giảm bớt một số vitamin và khoáng chất trong rau từ 15-30%, nhất là khi ở trạng thái sôi. Hấp, rang và nướng sẽ giảm thiểu thiệt hại về vitamin hơn. Tuy nhiên, cũng có các loại thực phẩm khi chế biến làm tăng mức độ của một số chất dinh dưỡng vì nhiệt độ sẽ phá vỡ các liên kết dinh dưỡng bên trong tế bào của thực vật nên việc hấp thụ dinh dưỡng sẽ dễ dàng hơn.
Khoai tây, khoai lang
Nấu chín khoai tây sẽ ngăn tăng đột biến lượng đường trong máu. Ngoài ra, khoai lang rất giàu tinh bột, các loại vitamin, carotene, kali… Cách tốt nhất để bạn tận dụng những lợi ích của khoai lang là hãy luộc chúng.
Cà chua
Nhiều người thích ăn cà chua sống nhưng nghiên cứu cho thấy rằng cà chua khi nấu chín thì lycopene tăng khoảng 35%. Lycopene là một trong các chất chống oxy hóa chịu trách nhiệm tạo màu của cà chua chống lại một số bệnh ung thư, bao gồm cả tuyến tiền liệt, tuyến tụy, cổ tử cung, vú và phổi, và các nguy cơ bệnh khác như bệnh tim.
Để lycopene, chất chống oxy hóa và chống viêm trong cà chua phát huy tác dụng cao nhất thì tốt nhất bạn nên nấu chín cà chua.
Cà rốt
Cà rốt sống không dễ tiêu hóa. Để đảm bảo dễ tiêu hóa cũng như tăng lợi ích tối đa từ beta-carotene, loại chất chống ôxy hóa khi vào cơ thể được chuyển đổi thành vitamin A và giúp cải thiện sức khỏe của mắt, cà rốt nên được ăn chín.
Beta-carotene cũng là một dạng của các chất chống oxy hóa có tác dụng hỗ trợ thị giác, bảo vệ chống lại bệnh tim, một số bệnh như ung thư bàng quang, cổ tử cung, tuyến tiền liệt, đại tràng, thực quản và phổi.
Rau chân vịt
Rau chân vịt là loại rau lá xanh giàu canxi, sắt và magie. Rau chân vịt được nấu lên sẽ thúc đẩy mức độ lutein, một chất chống ôxy hóa ngăn ngừa chống lại bệnh đục thủy tinh thể và thoái hóa điểm vàng. Khi đun chín cũng có thể giúp bạn hấp thụ canxi tốt hơn. Đó là bởi vì khi rau tươi canxi liên kết với một chất tự nhiên gọi là axit oxalic nên khó hấp thụ.
Măng tây
Măng tây có chứa rất nhiều chất dinh dưỡng nhưng chỉ khi chúng được nấu chín thì cơ thể mới hấp thụ được. Giống cà chua, măng tây khi được phân hủy bằng nhiệt, các chất dinh dưỡng lành mạnh mới được hấp thụ.
Quả bí ngô, nấm
Bí ngô được nấu chín, cơ thể mới hấp thu được các chất dinh dưỡng trong thực phẩm này. Ngoài ra, nấm có một cấu trúc rắn nên khó tiêu hóa. Nấu chín nấm không chỉ giúp loại thực phẩm này dễ tiêu hơn mà còn đảm bảo an toàn khi ăn, vì khi ở nhiệt độ nóng, độc tố có thể có trong nấm sẽ bị tiêu diệt.
Cải xoăn
Khi cải xoăn được nấu chín, tính chất giảm cholesterol sẽ được tăng lên. Cải xoăn nấu chín không chỉ ngon miệng hơn mà cung cấp nhiều chất dinh dưỡng hơn. Cải xoăn giàu chất xơ, giúp giảm cholesterol khi ở nhiệt độ nóng. Ngoài ra, cải xoăn luộc sẽ mang lại cho bạn nhiều hương vị hơn khi nó được nấu chín bằng cách hấp.
Súp lơ xanh, đậu nành
Khi được nấu chín, súp lơ xanh tạo ra indole, một hợp chất cũng giúp tiêu diệt các tế bào tiền ung thư. Đậu nành là thực phẩm tốt cho bệnh nhân tiểu đường. Chúng chỉ thực sự mang lại hiệu quả khi bạn luộc trong nước sôi tối thiểu là 6 phút. Thêm một chút muối và hạt tiêu sẽ mang lại cho bạn hương vị hấp dẫn hơn.
Củ cải đường
Củ cải đường sẽ mang lại nhiều giá trị dinh dưỡng khi được nấu chín với nước chỉ trong vòng 3 phút. Ăn củ cải đường sống hoặc nấu chín quá cũng sẽ làm mất đi nhiều dinh dưỡng. Ăn thường xuyên thực phẩm này giúp cải thiện lưu thông máu và ngăn ngừa các vấn đề về kinh nguyệt.
Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV Online!