Nước trái cây có thể gây sâu răng và béo phì

N.M (Dịch)-Thứ ba, ngày 30/08/2011 10:00 GMT+7

Mặc dù nước trái cây có nhiều lợi ích cho sức khỏe, nhưng chúng tạo nên một thói xấu nghiêm trọng. Ngay cả các chuyên gia của WHO cũng khuyến cáo hạn chế uống nước trái cây, nhưng khuyến khích ăn trái cây tươi và các loại quả mọng.

Nước trái cây phổ biến ở Nga, và mức tiêu thụ của họ đang tiến gần bằng châu Âu. Trung bình người dân châu Âu uống đến 40 lít nước trái cây hàng năm, trong khi con số này ở Nga là 20 lít. Và những con số này sẽ chỉ có ngày một tăng lên. Có một cuộc tranh luận không bao giờ kết thúc về loại nào tốt hơn cho sức khỏe - nước trái cây hoặc trái cây tươi. Trước đó, khoa học không thể trả lời câu hỏi này, nhưng giờ thì có vẻ đã rõ ràng.

Nước trái cây đang được các hãng sản xuất tích cực quảng cáo. Một số quảng cáo nước trái cây không phát huy thói quen tốt. Có một quảng cáo được thực hiện khéo léo với nội dung một cô gái từ chối uống loại nước trái cây yêu thích của cô bởi vì mẹ của cô đã rót vào một cái ly nhỏ. Cô chỉ đồng ý uống khi nó được đựng trong một chiếc cốc có kích thước như cốc uống bia. Đây không phải là cách giới thiệu tốt nhất cho việc tiêu thụ nước trái cây, đặc biệt là đối với trẻ em.
Mặc dù nước trái cây có nhiều lợi ích cho sức khỏe, nhưng chúng tạo nên một thói xấu nghiêm trọng. Ngay cả các chuyên gia của WHO cũng khuyến cáo hạn chế uống nước trái cây, nhưng khuyến khích ăn trái cây tươi và các loại quả mọng. Thường thì mọi người nghĩ rằng lời khuyên đó xuất phát từ quan điểm các chất dinh dưỡng sẽ mất đi trong quá trình sản xuất nước trái cây. Thông thường các loại nước ép được thực hiện bằng cách pha loãng nước trái cây cô đặc được chiết xuất qua việc làm bay hơi nước trái cây tươi. Trong quá trình xử lý nhiệt vitamin C và các chất dinh dưỡng khác bị mất đi. Tuy nhiên, đây không phải là điều quan trọng nhất.
Vấn đề ở đây là đường. Trái cây và quả mọng thường chứa 3 loại đường là fructose, glucose và sucrose. Trái cây có chứa một lượng phong phú các loại đường này và tất cả chúng đều có trong nước ép. Sự tập trung của chúng còn cao hơn nhiều hơn so với trái cây tươi, và gần như tương tự trong các loại nước soda. Vậy tại sao nước ép trái cây lại chứa nhiều đường hơn trái cây tươi? Đó là bởi bạn phải cần ít nhất là 2 hoặc 3quả táo hoặc cam để có được một ly nước trái cây. Đường từ nước ép được hấp thu nhanh hơn và tốt hơn, mà điều đó lại có hại hơn đối với cơ thể.

Nước trái cây có chứa một số lượng lớn các loại đường xấu, dễ tiêu hóa, và đồng thời mất đi nhiều chất xơ, vitamin và các hoạt chất sinh học khác có trong trái cây tươi. Ngoài ra, việc tiêu thụ quá nhiều nước trái cây, cũng như soda, có thể dẫn tới tăng cân và béo phì. Nước trái cây, như soda chẳng hạn, có thể làm hỏng men răng, gây sâu răng vì chúng có chứa axit. Tuy nhiên, chúng ta không nên loại bỏ hoàn toàn nước ép trái cây vì nó vẫn là một sản phẩm có lợi cho sức khỏe. Điều cần quan tâm là uống với liều lượng vừa đủ và cẩn trọng. Ví dụ, để bảo vệ răng, bạn nên uống qua ống hút. Không dùng quá nhiều đường, lượng tiêu thụ hàng ngày không nên quá 50-60 gram, dùng các loại nước uống ở mức vừa phải, chứ không phải những cốc lớn theo khuyến cáo của các nhà quảng cáo.

TIN MỚI

    X

    ĐANG PHÁT

    Bản tin thời tiết chào buổi sáng 3 phút trước