Phát hiện hành tinh có hình dạng... nhãn cầu?

P.L-Thứ hai, ngày 06/01/2020 21:34 GMT+7

Ảnh minh họa về hành tinh "nhãn cầu băng giá" (Ảnh: NASA)

VTV.vn - Bạn đã từng nghe đến những hành tinh rực cháy, những hành tinh băng giá hay Siêu Trái đất. Tuy nhiên, hành tinh có hình dạng nhãn cầu không phải là điều dễ hình dung ra.

Các nhà khoa học chuyên nghiên cứu về các hành tinh nghĩ rằng có thể tồn tại một số hành tinh ngoài không gian có hình dạng như một nhãn cầu khổng lồ. Nghe có vẻ khó tin nhưng những hành tinh như vậy thực sự tồn tại và hình dạng đó có liên quan đến khóa thủy triều.

Khóa thủy triều xảy ra khi một hành tinh quay quanh quỹ đạo với cùng tốc độ mà hành tinh đó tự quay. Điều đó có nghĩa là hành tinh luôn có một mặt đối diện với ngôi sao mà nó đang quay quanh trong khi mặt kia luôn bị khuất.

Ví dụ như mặt trăng bị khóa chặt với Trái đất, đó là lý do tại sao chúng ta không bao giờ nhìn thấy phần mặt tối của mặt trăng. Trong khi đó,Trái đất không bị khóa chặt với mặt trời và đó là lý do tại sao chúng ta có chu kỳ ngày/đêm. Đối với những hành tinh khác ngoài không gian bị khóa chặt với các ngôi sao của chúng, một bên sẽ là ngày vĩnh viễn trong khi bên còn lại là đêm vĩnh viễn.

Với những điều kiện khác nhau như vậy, ban ngày có thể trông rất khác so với ban đêm. Tùy thuộc vào mức độ gần của hành tinh với ngôi sao, một bên có thể sẽ khô, tất cả nước bị đốt cháy bởi bức xạ từ ngôi sao, trong khi đó, ở phía bên kia, trong bóng tối, toàn bộ có thể bị bao trùm bởi băng giá.

Phát hiện hành tinh có hình dạng... nhãn cầu? - Ảnh 1.

Ảnh minh họa về hành tinh "nhãn cầu nóng" (Ảnh: Rare Earth Wiki)

Theo một nghiên cứu năm 2013 trên tạp chí Astrobiology, hình dạng nhãn cầu có thể hình thành trong hoàng hôn vĩnh cửu, khi nước từ các sông băng tan chảy cho phép tạo ra một khu vực màu mỡ, nơi thực vật có thể phát triển. Đó là một "nhãn cầu nóng".

Theo nhà thiên văn học Sean Raymond, có thể cũng tồn tại cả "nhãn cầu băng giá", nơi xa hơn và ít nhận được nguồn nhiệt từ ngôi sao. Hành tinh này vẫn có một mặt bao trùm bởi băng giá trong màn đêm vĩnh cửu, tuy nhiên, ở mặt còn lại không khô, cằn cỗi mà thay vào đó là một đại dương, có thể sinh sống như những vùng biển trênTrái đất.

"Các hành tinh nhãn cầu nóng và nhãn cầu băng giá là những trường hợp môi trường cực đoan, tuy nhiên, bất kỳ hành tinh nào bị khóa chặt với ngôi sao của nó có thể trông rất khác nhau về mặt ban ngày và mặt ban đêm" - Raymond lưu ý - "Sự khác biệt có thể đến từ các đám mây tập trung ở một số khu vực nhất định, từ sự tan chảy ưu tiên của băng vào ban ngày hoặc băng giá hình thành ở mặt ban đêm hay từ bất kỳ nguồn nào khác có thể. Vũ trụ có thể chứa đầy các hành tinh nhãn cầu chưa được khai phá".

* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV Online!

Cùng chuyên mục

TIN MỚI

    X

    ĐANG PHÁT

    Bản tin thời tiết chào buổi sáng 3 phút trước