Tộc người Pontics là một trong số những tộc người ở Hy Lạp. Những người này từng sinh sống ở khu vực bờ biển Đen trong khoảng thời gian từ năm 1914 đến 1923. Chiến tranh xảy ra khiến họ buộc phải rời bỏ quê hương và tìm tới ẩn náu ở Hy Lạp. Ngày nay, cộng đồng người này vẫn còn giữ nguyên vẹn nhiều nếp truyền thống xưa, trong đó, đáng chú ý nhất là phong tục dã ngoại cùng người chết.
Người Pontics có truyền thống "đi dã ngoại" cùng người đã khuất từ nhiều đời nay.
Hàng năm, vào ngày Chủ nhật sau lễ Phục Sinh, còn gọi là ngày lễ Thánh Thomas, một số gia đình người Pontics ở làng Rizana lại tổ chức buổi dã ngoại tới khu nghĩa trang địa phương. Tại đây, họ mang theo bàn ghế xếp, khăn trải bàn, nấu những món ăn truyền thống cùng rượu vodka, hoa và nến.
Đây cũng là cách họ tưởng nhớ và tôn vinh những người đã khuất.
Họ tìm tới phần mộ của gia đình. Ở đó, các thành viên trong nhà sẽ bày biện đồ ăn, thức uống, nến và hoa lên khu vực bia mộ được xây bằng đá cẩm thạch. Đặc biệt, vào ngày này, khi tới thăm mộ của người đã khuất, không ai được phép khóc lóc mà chỉ mỉm cười và trò chuyện với nhau. Sau khi đồ ăn được dọn xong, các thành viên sẽ dùng bữa, còn trẻ con được vui đùa xung quanh các khu mộ.
Với những người Pontics, đây là dịp để vinh danh những người đã khuất. Theo ông Stefanos Oflidis, Chủ tịch của Hiệp hội hồi hương Pontics, giải thích: "Hầu hết chúng ta là những người bình thường. Nhưng việc tôn vinh tổ tiên là điều rất quan trọng với chúng tôi".
Tuy vậy, ông Oflidis cũng thừa nhận, trong những năm gần đây, quy mô của nghi lễ này đang dần bị thu hẹp. "Không còn nhiều người có thể dự buổi dã ngoại với người đã khuất như thế này được nữa. Nhiều người dân Pontics đang đi làm ở xa như Đức. Bởi vậy, họ cũng không kịp quay về vào ngày này được nữa", ông nói.
Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam tại TV Online!