Không dừng lại ở đó, một không gian nữa đã bước ra từ những trang sách để chính những người trẻ hôm nay lại tiếp tục sáng tạo giá trị văn hóa mới tại vùng đất này.
Sau một năm, hơn 5.000 trang sách, đa phần là sách hiếm, tài liệu, tư liệu quý đã được số hóa để bổ sung vào kho dữ liệu của thư viện Nguyễn An Ninh. Không chỉ có vậy, hệ thống dữ liệu được mở rộng bao trùm các giai đoạn và danh nhân Nam Bộ từ thời khai mở đến đương đại nhờ áp dụng công nghệ số.
Ông Phan Chánh Dưỡng (Trường Chính sách công và Quản lý Fullbright) cho rằng: "Thư viện số này sẽ ghi lại, số hóa, sẽ là nền tảng cho những nhà văn, nhà nghiên cứu xã hội có số liệu này để viết thành những pho sách rất hay mà từ đó truyền đạt về sau.
Thư viện số Nguyễn An Ninh đã giúp những người trẻ có thể sáng tạo giá trị văn hóa mới tại vùng đất Nam Bộ.
Một năm trước khi ra mắt, mục tiêu chính của thư viện số là dùng công cụ đương đại để tiếp cận với thế hệ chủ nhân tương lai của đất nước. Còn với không gian thực thể này, văn hóa, nghệ thuật, con người Nam Bộ đã từ trang sách bước ra cuộc sống một cách đầy sinh động như điệu sắc bùa Phú Lễ được chính những nghệ nhân Bến Tre trình diễn tại chỗ".
TS. Quách Thu Nguyệt - sáng lập dự án Thư viện số Nguyễn An Ninh - cho biết: "Khi chúng tôi có được không gian vật lý tại đây thì những vấn đề về lịch sử hoặc con người Nam bộ, thì chúng tôi có thể thể hiện ở tại không gian đường sách này. Các con hiểu được lịch sử, con người Việt nam, chính hiểu thì mới yêu và khi yêu thì phải giữ gìn mảnh đất này và phát triển mảnh đất này nhiều hơn nữa.
Song song với những không gian thực tế ảo có thể tiếp cận bất kể thời gian, không gian là những trải nghiệm như một hình thức câu lạc bộ ông bà cháu để gắn kết các thế hệ trong một dòng chảy chung của văn hóa và con người Nam bộ, vùng đất quy tụ danh nhân, con người từ mọi vùng miền, từ dấu ấn lịch sử thời khẩn hoang lập đất cho đến nay.
* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV Online và VTVGo!