Sự thật về tiểu hành tinh có khả năng va vào Trái đất

Theo Dân trí-Thứ năm, ngày 30/08/2018 06:06 GMT+7

VTV.vn - Một tiểu hành tinh được gọi là NF23 dự kiến sẽ “lướt qua” Trái đất của chúng ta trong vài ngày tới.

Vì nó lao vào không gian với tốc độ hơn 20.000 dặm/h, một số báo cáo tin tức đã nhấn mạnh với “cách tiếp cận gần gũi” này, nó sẽ lao về phía Trái đất.

Sự thật về tiểu hành tinh có khả năng va vào Trái đất - Ảnh 1.

Với sự tàn phá tiềm ẩn có thể xảy ra do va chạm, mới đây, tờ The Independent đã tìm hiểu tiểu hành tinh này thực sự là gì và khả năng nó chạm vào trái đất chúng ta là bao nhiêu.

Đối tượng được đề cập là gì?

NF23 là một tiểu hành tinh tương đối lớn. Nó được định hình với hình dạng như một chiếc đĩa, có nghĩa là quỹ đạo của nó đi vào vùng lân cận của Trái đất.

Nó lớn bao nhiêu?

Một số người đã mô tả nó lớn hơn Kim tự tháp Giza, Đấu trường La Mã và mắt London, trong khi những người khác đã chọn nhiều cách so sánh với các khu vực lớn hơn như Leicester Cathedral và trung tâm mua sắm Victoria ở Nottingham làm thước đo để đo lường vật thể này.

Nasa ước tính tiểu hành tinh này có đường kính khoảng từ 70m đến 160m, có nghĩa là nó có thể lớn hơn bề mặt tầng cuối của kim tự tháp.

Nó có va vào trái đất không?

Hầu như chắc chắn là không. Trong khi Nasa đã mô tả các tiểu hành tinh là “nguy hiểm”, người ta kỳ vọng nó sẽ bay qua trái đất của chúng ta với khoảng cách là 3 triệu dặm.

Đường kính của Trái đất là khoảng 8.000 dặm. Bất kỳ đối tượng nào bay đến trong phạm vi 4,6 triệu dặm đều có tiềm năng gây ra nguy hiểm cho Trái đất.

Các tiểu hành tinh khác thực sự được dự kiến sẽ bay qua khá gần với hành tinh của chúng ta trong những ngày tới, trong đó có một số tiểu hành tinh được ghi nhận chỉ cách khoảng 6m.

NASA trước đây đã đưa ra một tuyên bố rằng: “không có tiểu hành tinh nào được dự đoán sẽ tác động đến Trái đất trong 100 năm tới”.

Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV Online!

Cùng chuyên mục

TIN MỚI

    X

    ĐANG PHÁT

    Bản tin thời tiết chào buổi sáng 3 phút trước