Khi ăn lẩu, chất béo và dầu trong các nguyên liệu thịt, nước lẩu và gia vị khác nhau sẽ bay hơi hoàn toàn vào không khí sau khi hâm nóng và đun sôi nhiều lần. Hơi nước bay lên khó tản xa do nước nóng nên bám vào tóc và quần áo của chúng ta. Đặc biệt là các phân tử đa dạng trong đáy nồi lẩu tạo ra một số hợp chất tạo mùi thơm mới thông qua các phản ứng hóa học như este hóa, phản ứng Maillard, oxy hóa chất béo trong nồi lẩu đang sôi.
Vì bề mặt quần áo và tóc có độ nhám và độ xốp nhất định nên hấp thụ các phân tử mùi thơm này. Ngoài ra, dầu trong nồi lẩu sẽ sinh ra khói dầu ở nhiệt độ cao, các hạt dầu li ti trong khói dầu cũng sẽ bám vào quần áo và tóc.
Mỗi lần ăn lẩu xong, quần áo và tóc của mọi người luôn có mùi lưu lại vài giờ. (Ảnh: Weibo)
Việc lựa chọn nguyên liệu cũng sẽ ảnh hưởng đến mùi bám trên quần áo. Ví dụ, nồi súp trong sẽ có mùi nhẹ hơn nhiều so với nồi nấu cay. Khi ăn lẩu vào mùa đông, áo khoác hoặc áo khoác lông sẽ hấp thụ mùi lẩu nhiều hơn do chất liệu vải dày và có nhiều sợi và lỗ rỗng hơn. Điều kiện thông thoáng của quán lẩu cũng là một yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến mùi lẩu trên cơ thể bạn.
Để khử mùi hôi sau khi ăn lẩu, bạn có thể thử các cách:
1. Thêm 3 - 5 giọt nước cốt chanh vào 100 ml nước, đổ vào bình xịt, xịt lên áo một lần rồi treo ở nơi thoáng gió cho khô.
2. Ngồi nơi thông gió và nhiều ánh sáng mặt trời cũng có thể giúp đẩy nhanh quá trình bay hơi của các phân tử mùi, từ đó làm giảm mùi trên quần áo.
3. Dùng bình xịt thơm hoặc nước hoa xịt lên quần áo để khử mùi.
* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV Online và VTVGo!