Tết Đoan Ngọ nên uống trà gì?

Lạc Lạc (theo Zaobao) - Ảnh: Weibo-Thứ hai, ngày 10/06/2024 17:01 GMT+7

Trà dùng kèm với bánh để phòng bệnh, giữ sức khoẻ.

VTV.vn - Một số loại trà có tác dụng giảm cảm giác ngấy và hỗ trợ tiêu hoá khi ăn các loại bánh nếp.

Theo quan niệm truyền thống của nhiều nước châu Á, trong dịp Tết Đoan Ngọ, mọi người sẽ ăn một số món để lấy may mắn, mong muốn cơ thể sẽ có nhiều sức khoẻ. 

Có nhiều loại thực phẩm được dùng trong dịp này với vị ngọt, mặn khác nhau nhưng chủ yếu được chế biến từ gạo hoặc gạo nếp nên dễ gây nên cảm giác no lâu, cơ thể bị nóng, đầy hơi, khó tiêu hoá. 

Vì thế một số chuyên gia y học cổ truyền khuyên rằng, trong ngày Tết Đoan Ngọ, nếu đã dùng một lượng bánh nếp kha khá thì bạn có thể kết hợp với trà đen, trà xanh, trà Phổ Nhĩ nấu chín hoặc trà bạc hà để hỗ trợ tiêu hóa và giải quyết tình trạng ngán do nếp ngọt (bánh tro, cơm rượu, bánh Suritteok (bánh lá ngải cứu) và bánh Yaktteok của người Hàn Quốc... ) hoặc dầu mỡ trong những loại bánh nếp mặn (bánh bá trạng của người Phúc Kiến) 

Ngoài ra, dùng đúng cách một số loại thuốc bắc có tác dụng tiêu hóa như táo gai, hạt củ cải, mạch nha và các loại trà sắc khác cũng có thể giúp ích cho việc tiêu hóa lá lách và dạ dày. Để biết liều lượng cụ thể, nên tham khảo ý kiến ​​​​của bác sĩ y học cổ truyền và điều chỉnh theo thể trạng và hoàn cảnh cá nhân.

Tết Đoan Ngọ nên uống trà gì? - Ảnh 1.

Chọn trà khi dùng kèm với bánh làm từ nếp giảm cảm giác ngán và đầy hơi.

Các loại bánh nếp trong dịp Tết Đoan Ngọ thường nhiều đường, hoặc muối, đầu nên cũng không dùng quá nhiều dù có kết hợp với các loại nước trà. Người mắc những bệnh mãn tính càng không nên ăn nhiều để bệnh trầm trọng hơn. 

- Bệnh nhân mắc các bệnh tim mạch như tăng huyết áp, tăng lipid máu, bệnh tim mạch vành, v.v.: ăn quá nhiều bánh nếp mặn có thể làm nặng thêm độ nhớt của máu và thiếu máu cơ tim, gây đau thắt ngực và nhồi máu cơ tim.

- Bệnh nhân mắc các bệnh về đường tiêu hóa như viêm dạ dày mãn tính, viêm tụy, loét dạ dày, v.v.: ăn quá nhiều bánh nếp có thể làm tăng gánh nặng cho lá lách và dạ dày. Đặc biệt nếu gạo nếp không được nấu chín kỹ hoặc nếu bạn ăn bánh và uống đồ lạnh cùng lúc sẽ khó tiêu hóa hơn, gây đau bụng, chướng bụng, tiêu chảy, nôn mửa…

- Bệnh nhân tiểu đường: bánh nếp có tính kiềm, là thực phẩm chứa nhiều đường, có thể khiến lượng đường trong máu tăng nhanh.

Mẹo hữu ích để khử mùi và giặt khăn tắm sạch như mới Mẹo hữu ích để khử mùi và giặt khăn tắm sạch như mới Cho trẻ con ăn vải thiều đúng cách Cho trẻ con ăn vải thiều đúng cách Trẻ bao nhiêu tuổi có thể ăn kem? Trẻ bao nhiêu tuổi có thể ăn kem?
     

* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV OnlineVTVGo!

Cùng chuyên mục

TIN MỚI

    X

    ĐANG PHÁT

    Bản tin thời tiết chào buổi sáng 3 phút trước