Thai kỳ và sức khỏe răng miệng

N.M (Theo SKS)-Thứ sáu, ngày 24/08/2012 12:00 GMT+7

Bạn có biết rằng những phụ nữ có bệnh nha chu có nguy cơ sinh non hoặc em bé bị ít cân hơn so với những bà mẹ bình thường khác không? Sự gia tăng của các hormone trong thời kỳ mang thai có thể gây ra viêm nướu và thậm chí cả khối u trên nướu răng. Vì thế, việc tìm hiểu cách chăm sóc răng miệng trong thai kỳ là rất cần thiết.

Mang thai có thể dẫn tới viêm nướu


Trong thời gian mang thai, mức độ hormone của bà mẹ tăng đáng kể. Sự gia tăng progesterone làm cho nướu răng phải phản ứng quá mức đối với các mảng bám. Theo các chuyên gia về nha khoa, điều này có thể dẫn tới viêm nướu. đặc biệt là từ tháng thứ hai đến tháng thứ tám của thai kỳ. Các triệu chứng bao gồm nướu đỏ, sưng hay nướu lợi trở nên nhạy cảm, dễ chảy máu khi đánh răng hoặc xỉa răng.

Những khối u trên nướu lợi trong thời gian mang thai cũng có thể xảy ra. Chúng đặc biệt phát triển mạnh vào khoảng giữa thai kỳ (từ tháng thứ 3 đến tháng thứ 6) và được cho là xuất phát từ một phản ứng đối với những mảng bám dư thừa. Khối u nướu khi mang thai có xu hướng dễ bị chảy máu và có thể phải phẫu thuật sau khi em bé được sinh ra.
Bệnh răng miệng nguy hiểm cho em bé của bạn

Bệnh nha chu có liên quan đến vấn đề mang thai. Các nghiên cứu đã chỉ ra mối quan hệ giữa bệnh nha chu với trẻ sinh non và cân nặng của trẻ lúc sinh thấp. Nhiễm trùng mãn tính hoặc cấp tính do bệnh nha chu cũng có ảnh hưởng không tốt cho cả mẹ và con.

Ngay cả khi bạn chải răng hàng ngày, nếu thấy bất kỳ sự khác thường nào ở răng và nướu lợi, bạn nên đi khám nha sĩ càng sớm càng tốt.
6 lời khuyên cho sức khỏe răng miệng trong thời kỳ mang thai

Các thai phụ nên làm theo những lời khuyên sau đây để giữ gìn sức khỏe răng miệng:

1. Chăm chỉ vệ sinh răng miệng: Thường xuyên đánh răng, dùng chỉ nha khoa và dinh dưỡng hợp lý là các yếu tố quan trọng nhất trong việc giữ cho răng và nướu lợi được khỏe mạnh.

2. Khám nha khoa: Bạn nên đi khám nha khoa trước khi hoặc ngay sau khi có thai.

3. Đặt câu hỏi: Khi đi khám, bạn nên trao đổi với nha sĩ về những ảnh hưởng của thai kỳ đến sức khỏe răng miệng của bạn và ngược lại.

4. Giáo dục chính mình: Tìm hiểu càng nhiều càng tốt những thông tin, kiến thức về mối quan hệ giữa việc mang thai và sức khỏe răng miệng.
5. Lên kế hoạch trước: Bất cứ khi nào có thể, hãy lưu ý tới sức khoẻ răng miệng trước khi dự định có thai. Điều này sẽ làm giảm khả năng nhiễm trùng răng miệng và những tác động tiêu cực của nó tới sức khoẻ thai kỳ cũng như làm giảm khả năng mắc các bệnh răng miệng ngoài ý muốn.

TIN MỚI

    X

    ĐANG PHÁT

    Bản tin thời tiết chào buổi sáng 3 phút trước