Thông điệp từ bình gốm chân đèn hoa lam Bát Tràng

Thông điệp từ cổ vật-Thứ ba, ngày 07/01/2014 06:50 GMT+7

Nói về gốm hoa lam Bát Tràng, thế kỉ XV chính là thời điểm phát triển mạnh mẽ nhất và đạt tới đỉnh cao.

Vào những thế kỉ trước, nghề làm gốm ở Việt Nam đã phát triển mạnh mẽ thành những trung tâm sản xuất mang tính chuyên môn hóa như Bát Tràng (Hà Nội), Thổ Hà (Bắc Giang), Phủ Lãng (Bắc Ninh)…

Nghề gốm gắn liền với sự phát triển của đời sống, trở thành một chứng nhân cho cuộc sống của con người. Nghệ thuật gốm in dấu những biến đổi của xã hội, kinh tế, văn hóa, tôn giáo ở mỗi giai đoạn lịch sử của đất nước. Và trong rất nhiều các trung tâm làm gốm xưa kia, gốm Bát Tràng vẫn duy trì và phát triển được nghề truyền thống và trở thành một thương hiệu quen thuộc với mọi người.

‘ Gốm Bát Tràng

Gốm Bát Tràng sản xuất chủ yếu phục vụ nhu cầu trong nước và xuất khẩu, đặc biệt là những đồ gốm phục vụ nhu cầu tôn giáo khá phong phú như chân đèn, lư hương, chân nến, đỉnh, đài thờ (tạo hình tượng tự đài bằng gỗ sơn son hay bằng đồng). Các sản phẩm gốm Bát Tràng được chia làm các dòng gốm khác nhau như hoa lam, hoa nâu, men nhiều màu, men rạn.

Nói về gốm hoa lam Bát Tràng, thế kỉ XV chính là thời điểm phát triển mạnh mẽ nhất và đạt tới đỉnh cao. Gốm hoa lam Bát Tràng có nhiều điểm tương đồng với gốm hoa lam sản xuất tại lò Chu Đậu (Hải Dương) nhưng có những nét riêng về dáng và họa tiết.

‘ Chân đèn hoa lam

Nếu ở thế kỉ XV, gốm hoa lam có lối vẽ phóng bút dù là vẽ phong cảnh, dây lá hay vẽ rồng may, men lam có sắc độ xanh chì đến xanh đen sẫm thì đến thế kỉ XVI, gốm hoa lam lại mang sự ngẫn hứng, sáng tạo của người thợ gốm qua các mô típ trang trí.

Theo thời gian, dòng gốm hoa lam đã bị ngắt đoạn từ khoảng thế kỉ XVII, phải cho đến những năm đầu thập kỉ 90 của thế kỉ XX, những người thợ gốm Bát Tràng mới thực sự tìm về những mô típ xưa để tạo nên các mặt hàng gốm hoa lam ngày nay, trong sự đan xen giữa truyền thống và hiện đại.

Các sản phẩm gốm hoa lam Bát Tràng nổi tiếng xưa kia vẫn còn được bảo tồn, trong đó phải kể đến là sản phẩm gốm chân đèn hoa lam được trưng bày tại Bảo tàng lịch sử quốc gia Việt Nam có ghi khắc rõ tên tác giả, ngày tháng và nơi sản xuất tại Bát Tràng.

Cùng chuyên mục

TIN MỚI

    X

    ĐANG PHÁT

    Bản tin thời tiết chào buổi sáng 3 phút trước