Trầm cảm - Căn bệnh cực nguy hiểm của xã hội phát triển

Theo VOV-Thứ ba, ngày 18/12/2018 18:20 GMT+7

VTV.vn - Trầm cảm ngày càng phổ biến, nhưng không phải là không thể vượt qua. Chỉ cần lý trí, sự đồng cảm của những người xung quanh, trầm cảm sẽ tiêu tan.

Trầm cảm - Căn bệnh cực nguy hiểm của xã hội phát triển - Ảnh 1.

Buồn bã, trống rỗng, không chút năng lượng, luôn lo lắng và ngủ quá nhiều là những biểu hiện sơ khai của trầm cảm. Với những người không thể thoát khỏi những cảm xúc này, không tin bản thân mình sẽ vượt qua được, trầm cảm sẽ thực sự xâm chiếm họ. Những người này cần sự giúp đỡ của gia đình, bạn bè để vượt qua, để lấy lại tinh thần.

 
Trầm cảm - Căn bệnh cực nguy hiểm của xã hội phát triển - Ảnh 2.

Trầm cảm là sự thiếu vắng niềm vui. Đó là khi bạn không còn hứng thú với những sở thích trước đây. Một bộ phim mới, một khóa thể dục và việc tụ tập với bạn bè… đều không kích thích được sự hứng thú của bạn hay một sự kiện vui nhộn lại gây áp lực với bạn, thì bạn nên cân nhắc tìm sự giúp đỡ.

 
Trầm cảm - Căn bệnh cực nguy hiểm của xã hội phát triển - Ảnh 3.

Bạn luôn suy nghĩ tiêu cực và nhắm vào chính bản thân mình. Bạn không ngừng chỉ trích bản thân và cả người khác. Suy nghĩ bạn là một kẻ thất bại và vô giá trị sẽ ngày càng lớn hơn dẫn tới trầm cảm. Điều này sẽ phá hủy các mối quan hệ quan trọng của bạn với gia đình, bạn bè và những đối tác trong công việc.

 
Trầm cảm - Căn bệnh cực nguy hiểm của xã hội phát triển - Ảnh 4.

Sẽ có những giai đoạn chúng ta nghi ngờ quyết định của bản thân về các mối quan hệ, về công việc. Liệu chúng ta làm như vậy có đúng hay không? Những suy nghĩ luẩn quẩn không thoát ra được có thể kéo bạn vào thất bại và tiếp nối những nghi ngờ về bản thân mình. Không ai biết điều gì sẽ xảy ra trong tương lai, nhưng chúng ta cần có khả năng đưa ra quyết định trong hiện tại để phát triển theo hướng tích cực.

Trầm cảm - Căn bệnh cực nguy hiểm của xã hội phát triển - Ảnh 5.

Bạn cảm thấy như bị rút hết năng lượng và phải vật lộn để ra khỏi giường vào mỗi sáng. Bạn hầu như không tập trung đủ năng lượng tinh thần, cảm xúc và thể chất để xử lý các thách thức trong ngày. Bạn sẽ tiếp tục rơi vào tình trạng kiệt sức vào cuối ngày. Bạn có thể tự nhận thấy mình đang ngủ nhiều hơn để bù đắp cho việc thiếu năng lượng hàng ngày hoặc vì bạn muốn trốn tránh và cảm thấy khó khăn khi phải suy nghĩ về mọi việc.

 

Trầm cảm - Căn bệnh cực nguy hiểm của xã hội phát triển - Ảnh 6.

Bạn luôn thường trực nỗi buồn vô cớ. Một cơn mưa nhỏ đôi khi lại tạo ra cơn bão tố trong tâm trí bạn. Thậm chí những tác động nhỏ từ việc bị tắc đường cũng khiến cảm xúc của bạn bùng nổ và bạn dễ dàng gây sự, nổi nóng với bất cứ ai. Hãy tìm tới một chuyên gia tâm lý để giúp tìm ra nguyên nhân, vì chắc chắn bạn đang trầm cảm.

 
Trầm cảm - Căn bệnh cực nguy hiểm của xã hội phát triển - Ảnh 7.

Tất cả chúng ta đều đã phạm sai lầm và điều tốt nhất chúng ta có thể làm là sửa chữa, rút ra bài học trong tương lai. Sẽ không bao giờ dễ chịu khi nghĩ lại, nhưng nếu bạn cứ bị ám ảnh bởi mọi điều ngu ngốc bạn từng làm và cảm thấy tội lỗi về điều đó, thì bạn đang tự gây áp lực, tự chì chiết bản thân.

 

Trầm cảm - Căn bệnh cực nguy hiểm của xã hội phát triển - Ảnh 8.

Thông thường chúng ta nghĩ trầm cảm là sự bế tắc, chán nản, buông xuôi và không muốn làm gì cả. Nhưng trong một số trường hợp, những người trầm cảm lại “điên cuồng” lao vào công việc. Họ sẽ làm cho đến khi không chịu đựng được nữa và gục ngã kiệt sức cả về thể chất lẫn tinh thần.

 
Trầm cảm - Căn bệnh cực nguy hiểm của xã hội phát triển - Ảnh 9.

Trầm cảm khiến thế giới quan của bạn bị sai lệch, khiến bạn không thể đánh giá chính xác mọi sự xung quanh và hiểu đúng lời nói, hành động của bạn bè, gia đình và đồng nghiệp. Với bạn, mọi thứ trở nên tối tăm. Nếu bạn cảm thấy bị người thân coi thường hay cảm thấy cô đơn ngay cả trong đám đông, thì bạn có thể đang nhìn thế giới qua con mắt của sự chán nản.

 
Trầm cảm - Căn bệnh cực nguy hiểm của xã hội phát triển - Ảnh 10.

Không thể vượt qua nỗi buồn khiến cuộc sống bạn mãi là những chuỗi ngày dài u ám và bế tắc. Nếu bạn đang tiêu tốn năng lượng, đang gồng mình để giữ “một chiếc mặt nạ tích cực” tại nơi làm việc hoặc với gia đình mình, thì bạn sẽ ngay lập tức bị hạ gục mỗi khi cô đơn. Đó là trầm cảm.

 
Trầm cảm - Căn bệnh cực nguy hiểm của xã hội phát triển - Ảnh 11.

Hãy nhớ rằng trầm cảm mãn tính là sự mất cân bằng. Điều quan trọng là bạn phải vượt qua được chính bản thân mình. Yêu cầu giúp đỡ là một dấu hiệu của sức mạnh. Đôi khi người thân, bạn bè sẽ không nhận ra rằng bạn đã bị rơi vào trầm cảm. Hãy yêu cầu sự giúp đỡ vì những người yêu thương bạn sẽ giúp bạn có thể trở lại cuộc sống mà bạn yêu thích. Điều tốt đẹp nhất sẽ đến với bạn khi có những người thân yêu ở bên cạnh.

 
50#phantram người mắc bệnh trầm cảm tại Việt Nam từng có ý định tự tử 50#phantram người mắc bệnh trầm cảm tại Việt Nam từng có ý định tự tử

VTV.vn - Theo một thống kê chưa đầy đủ, có tới 50% người mắc bệnh trầm cảm tại Việt Nam từng có ý định, hoặc đã thực hiện hành vi tự tử.

* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV Online!

Cùng chuyên mục

TIN MỚI

    X

    ĐANG PHÁT

    Bản tin thời tiết chào buổi sáng 3 phút trước