Lá tía tô có vị cay, tính ấm, giúp trị cảm, bổ khí, tán phong hàn, trị nhức đầu, hen suyễn. Không chỉ ăn lá tía tô trực tiếp, một số người còn chọn cách nấu nước lá tía tô để uống hàng ngày.
Lợi ích của lá tía tô với sức khỏe
Đông y cho rằng, lá tía tô tác dụng bổ tỳ ích khí, giải trừ cảm. Vì vậy nếu bạn bị cảm mạo thì có thể dùng lá tía tô để cải thiện tình trạng bệnh.
Ngoài ra, phụ nữ uống nước lá tía tô còn tác dụng thanh lọc cơ thể, giải độc, ngừa mụn, làm đẹp da. Uống nước lá tía tô giúp hỗ trợ giảm đau khớp do lá tía tô có tính kháng khuẩn cao. Lá tía tô giàu caroten, vitamin C, B2, giúp tăng cường chức năng miễn dịch của cơ thể con người.
Lá tía tô có vị cay, tính ấm, giúp trị cảm, bổ khí. (Nguồn: Sohu)
Có nên uống nước lá tía tô hàng ngày?
Tuy tía tô tốt cho sức khỏe nhưng các chuyên gia khuyên không nên uống quá nhiều nước tía tô trong thời gian dài. Nếu uống nước lá tía tô quá nhiều và trong thời gian dài sẽ dẫn tới đầy hơi, chướng bụng, cơ thể suy nhược.
Bạn nên chia nhỏ lượng nước tía tô cho từng lần uống, mỗi đợt uống nước lá tía tô không nên uống quá lâu.
Trong lá tía tô cũng chứa nhiều axit oxalic, nếu uống thường xuyên sẽ tích tụ một lượng lớn axit oxalic trong cơ thể. Lượng axit oxalic lắng đọng trong cơ thể nhiều dễ gây tổn thương hệ thần kinh và hệ tiêu hóa.
Ai không nên uống nước lá tía tô?
Lá tía tô có tính ấm, những người có biểu hiện nóng trong nhiều, tốt nhất không nên uống vì có thể làm bệnh nặng thêm. Ngoài ra, cá chép và tía tô cũng không nên kết hợp cùng nhau, tránh gây nóng, sinh ra mụn nhọt.
Cách nấu cháo tía tô giải cảm VTV.vn - Chỉ với những nguyên liệu và cách thực hiện cực đơn giản, bạn đã có thể tự nấu cháo tía tô giải cảm rất hiệu quả.
* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV Online và VTVGo!