Vi khuẩn Helicobacter Pylori và bệnh viêm loét dạ dày

Kim Hải-Thứ ba, ngày 22/06/2010 12:00 GMT+7

Đau dạ dày là một triệu chứng thường gặp ở nhiều người và nó có thể là dấu hiệu cho biết chúng ta đã bị viêm loét dạ dày. Căn bệnh này rất dai dẳng, gây khó chịu trong nhiều năm liền và có thể gây nên những những đợt cấp tính rất nguy hiểm, thậm chí có thể phát triển thành ung thư dạ dày.

Có một điều mà nhiều người chưa biết là viêm loét dạ dày là căn bệnh có khả năng lây nhiễm từ người này sang người khác và cơ chế lây rất nhanh.

Có nhiều nguyên nhân dẫn đến viêm loét dạ dày nhưng nhìn chung, có 3 nguyên nhân chính. Thứ nhất là do dùng thuốc các thuốc giảm giảm đau, chống viêm không chứa steroid, aspirin và một số loại thuốc khác. Thứ hai là do stress tâm lý, thói quen sử dụng các loại thực phẩm gây kích thích niêm mạc dạ dày như: rượu, càphê, ớt, tiêu... dẫn tới việc dạ dày tiết nhiều axít. Thứ ba và là nguyên nhân quan trọng nhất là sự xuất hiện của 1 loại vi khuẩn có tên là Helicobacter pylori trong dạ dày. Vi khuẩn Helicobacter pylori được các nhà khoa học phát hiện vào năm 1983.

Lâu nay, nhiều người cho rằng, viêm loét dạ dày là loại bệnh có tính di truyền, do có tỷ lệ cao những người mắc bệnh viêm loét dạ dày cùng huyết thống. Tuy nhiên, các chuyên gia khẳng định: Viêm loét dạ dày hoàn toàn không mang tính di truyền.

Vi khuẩn H.pylori đủ khoẻ để sống được trong môi trường axit có trong dạ dày. Bạn có thể không biết mình bị nhiễm vi khuẩn này vì thường không có các triệu chứng nào đặc biệt, điều nguy hiểm nhất là vi khuẩn này có thể phát triển thành ung thư, do vi khuẩn có chủng chứa độc tố và có khả năng phá hoại các tế bào.

Theo lời khuyên của các bác sĩ, cần sớm phát hiện và loại trừ khả năng nhiễm vi khuẩn Helicobacter pylori. Nếu bạn cảm thấy đau dạ dày liên tục hoặc cồn cào bụng và nghi ngờ bị nhiễm bệnh, hãy đến gặp bác sĩ ngay lập tức để được làm các xét nghiêm cần thiết. Nếu không may bị nhiễm vi khuẩn, khi bạn được kê đơn kháng sinh hãy uống thuốc đúng theo hướng dẫn của bác sĩ điều trị và dứt điểm, không nên điều trị dai dẳng làm cho vi khuẩn kháng thuốc sẽ khó điều trị hơn. Sau khi đã uống hết thuốc nên đi khám lại để chắc chắn rằng bạn đã khỏi bệnh.

TIN MỚI

    X

    ĐANG PHÁT

    Bản tin thời tiết chào buổi sáng 3 phút trước