Vì sao chúng ta hay nói dối?

Bình Dương (Dịch)-Thứ hai, ngày 01/04/2013 10:27 GMT+7

Ảnh minh họa

 Một số người lúc nào cũng nói dối và đó gần như là một hành động mặc định với họ. Nhưng đối với một số người, nói dối là một hành động có lý do hợp lý hơn.

Robert Feldman và các đồng nghiệp đến từ Đại học Massachusetts đã nghiên cứu về phản xạ trước hành động nói dối như thế nào đối với nhiều người.

Nhóm của ông đã yêu cầu hai người xa lạ nói chuyện trong vòng 10 phút. Các cuộc hội thoại được ghi hình và rồi từng người được cho xem lại đoạn băng đó. Trước khi nhìn vào các cảnh quay, các đối tượng đã nói với nhóm nghiên cứu rằng họ đã hoàn toàn trung thực và chính xác trong lời nói của mình, nhưng khi băng chạy, các đối tượng đã ngạc nhiên khi phát hiện những điều dối trá chỉ trong 10 phút.

Theo Feldman, 60% các đối tượng đã nói dối ít nhất 1 lần trong cuộc trò chuyện ngắn và trong khoảng thời gian đó, họ đã nói khoảng 2,92 điều sai.

Thật là thú vị về mức độ nói dối và lý do tại sao chúng ta nói dối ngay lần đầu tiên gặp gỡ với ai đó. Chúng ta nói không thật vì nhiều lý do.

Đôi khi chúng ta nói dối để đạt được sự tôn trọng của người khác. Ví dụ, một người chuyên đóng gói café nói với bạn rằng anh ta là một “trợ lý nghiên cứu”. Những lời nói dối vô hại khác có thể giúp ngăn chặn hậu quả của một sai lầm nào đó.

‘ Lời nói dối dễ xuất hiện trong lần gặp gỡ đầu tiên. (Ảnh minh họa)

Một lý do khác để nói dối là vì muốn không phũ phàng với cảm xúc của người đang trò chuyện với bạn. Sự khéo léo trong giao tiếp có thể làm hạn chế những điều chúng ta không muốn xảy ra và thế là chúng ta vẫn tiếp tục nói dối.

Bạn muốn có nhiều lý do hơn ư? Một số đàn ông và phụ nữ có thể nói dối với nhau để tạo ấn tượng tốt hơn - một yếu tố có thể góp phần làm nảy sinh một mối quan hệ chăng! Rõ ràng, không có điểm kết thúc cho những lý do nói dối.

Đối với trẻ em, chúng rất dễ bắt chước thói quen hay hành động của bố mẹ. Nhiều đứa trẻ bắt đầu biết nói dối khi được 2 hoặc 3 tuổi. Mặc dù bạn có thể thấy khó chịu khi nghe một đứa trẻ nói chuyện tào lao, không đúng sự thật nhưng nói dối là bằng chứng của sự phát triển nhận thức và trẻ em thường tìm cách để nổi trội từ những hành động của những người sinh ra chúng.

Cuối cùng, các bậc phụ huynh nghĩ gì về việc dạy một đứa trẻ là phải lịch sự và nói lời cảm ơn sau khi nhận được một món quà dù không ưng ý? Đó không phải là chúng ta đang vô tình dạy trẻ nói dối đấy ư?

Còn động lực chính của một đứa trẻ khi nói dối là không muốn bị phạt. Trong các nghiên cứu mà đối tượng là trẻ em, bọn trẻ được quan sát trong các hành vi tương tác xã hội cho thấy trẻ 4 tuổi cứ 2 giờ sẽ nói dối ít nhất 1 lần, trong khi trẻ 6 tuổi làm như vậy trong khoảng cách 90 phút.

TIN MỚI

    X

    ĐANG PHÁT

    Bản tin thời tiết chào buổi sáng 3 phút trước