VÌ sao học sinh lười phát biểu?

Kỹ năng sống-Thứ hai, ngày 01/08/2016 10:19 GMT+7

VTV.vn - Đây là vấn đề rất đáng lo ngại bởi nó ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả học tập của học sinh cũng như sự hào hứng giảng dạy của các thầy cô giáo.

Ngày nay ở các trường phổ thông có hiện tượng khá phổ biến là học sinh càng học lên lớp cao hơn, càng lười phát biểu ý kiến xây dựng bài.

Sự lãnh đạm, thụ động của học sinh có nhiều nguyên nhân khác nhau. Có cả nguyên nhân chủ quan và khách quan.

Thứ nhất là, do các em lười học, không chịu, hoặc rất ít chuẩn bị bài trước ở nhà mà có thói quen đợi đến lớp chờ thầy cô giảng rồi chép vào vở nên không đủ, hay không có kiến thức để trả lời các câu hỏi của giáo viên.

Thứ hai là, nhiều học sinh thiếu tự tin vào bản thân mình, ngại ngùng, rụt dè khi đứng lên và trả lời trước đám đông. Các học sinh nữ lại càng rụt rè hơn.

Thứ ba là, khả năng truyền đạt, phương pháp giảng dạy của thầy, cô giáo còn hạn chế, chưa cuốn hút, chưa sinh động, thiếu những câu hỏi hay, vừa sức, gây hứng thú, gợi suy nghĩ, tìm tòi cho học sinh, còn nặng nề đọc- chép".

Để khắc phục sự im lặng như tượng đá của học sinh trong các giờ học, có giáo viên đã dùng "chiêu" cộng, thưởng điểm, hoặc miễn cho bài những bài kiểm tra 15, 1 tiết trở lên. Song, tác dụng là rất ít, và không duy trì được lâu vì quanh đi quẩn lại chỉ có một số ít học sinh khá, giỏi mà thôi.

Lười phát biểu xây dựng bài trong lứa tuổi học sinh, nhất là học sinh THPT đã và đang để lại những hậu quả bất lợi cho cả thầy và trò, cho chất lượng dạy và học, trong đó người chịu thiệt thòi nhiều nhất chính là các em.

* Mời quý độc giả theo dõi Truyền hình trực tuyến các kênh của Đài Truyền hình Việt Nam!

Cùng chuyên mục

TIN MỚI

    X

    ĐANG PHÁT

    Bản tin thời tiết chào buổi sáng 3 phút trước