Vì sao phong trào Metoo không có chỗ đứng ở Nhật Bản?

Đức Cường (PV THVN thường trú tại Nhật Bản)-Thứ tư, ngày 25/04/2018 19:25 GMT+7

Nữ nhà văn kiêm blogger Hachu.

VTV.vn - Một trong những lý do cản trở phong trào Metoo ở Nhật Bản là quyền lực xã hội vẫn tập trung hầu hết vào tay nam giới và phụ nữ chỉ đóng những vai trò không đáng kể.

Phong trào Metoo sau khi khởi phát tại Mỹ đã lan đến Nhật, khuyến khích nhiều người phụ nữ lên tiếng tố cáo hành vi xâm hại tình dục. Đỉnh điểm là vào ngày 17/12/2017, khi nữ nhà văn kiêm blogger Hachu kể lại việc mình bị xâm hại.

Chỉ trong vài ngày, đã có 50.000 người phụ nữ khác lên tiếng qua mạng xã hội cho biết mình cũng từng bị xâm hại. Điều này đã gây bàng hoàng trong xã hội Nhật Bản, cho thấy nạn xâm hại tình dục diễn ra sâu sắc và rộng lớn hơn mọi ước tính trước đó.

Tuy nhiên, chỉ 2 tuần sau đó, phong trào đã xẹp xuống, những người phụ nữ không còn tiếp tục cất lên tiếng nói và cho đến lúc này hầu như không còn ai đứng ra tố cáo thêm.

Theo bảng xếp hạng Khoảng cách giới tính do Diễn đàn kinh tế thế giới công bố hàng năm, mặc dù là cường quốc kinh tế thứ 3 thế giới nhưng Nhật Bản đứng tận thứ 114 về bình đẳng giới, thấp hơn trung bình toàn cầu và thấp hơn nhiều nước đang phát triển như Việt Nam. Sự chênh lệch về địa vị xã hội giữa hai giới tính đã ngăn cản người phụ nữ Nhật Bản đấu tranh và nhận được sự ủng hộ cần thiết để phong trào Metoo phát triển.

Nhật Bản xếp xâm hại tình dục vào tội hình sự và ban hành những điều luật nghiêm khắc dành cho những kẻ xâm hại tình dục. Kẻ xâm hại tình dục có thể chịu án tù từ 6 tháng đến 10 năm tùy theo hậu quả nghiêm trọng.

Điều 175 bộ luật hình sự quy định nếu phát tán các văn bản, hình ảnh khiêu dâm sẽ đối mặt với án tù 2 năm. Tuy nhiên, do ảnh hưởng của văn hóa, nhiều người phụ nữ Nhật Bản chọn cách im lặng và chịu đựng hơn là tố cáo kẻ xâm hại, bởi trong phần lớn trường hợp, kẻ xâm hại là cấp trên trực tiếp của nạn nhân hoặc người có địa vị xã hội. Vì thế, việc thay đổi văn hóa im lặng chính là đòi hỏi cấp thiết trong cuộc đấu tranh bình đẳng giới ở nước này.

Thực tế, chỉ có 4% những nạn nhân của quấy rối, cưỡng bức dám ra báo cảnh sát. Nhưng trong số này, chỉ có 30% số vụ được tòa án đưa ra xét xử và chỉ 17% bị cáo bị phạt tù giam 3 năm trở lên. Điều này nói lên cơ hội tìm công lý của những nạn nhân của tình trạng quấy rối tình dục ở Nhật Bản, đặc biệt là nạn nhân nữ gần như rất nhỏ.

Để thay đổi điều này, đầu tiên bình đẳng giới ở Nhật Bản phải có những cải thiện. Nhật Bản là một trong những quốc gia có tỷ lệ chênh lệch giới trong chính trị cao nhất trên thế giới với chỉ khoảng 10% ghế trong hạ viện thuộc về phụ nữ.

Phong trào “MeToo” - Khi các nạn nhân đồng loạt lên tiếng Phong trào “MeToo” - Khi các nạn nhân đồng loạt lên tiếng Phu nữ Hàn Quốc xuống đường hưởng ứng phong trào MeToo Phu nữ Hàn Quốc xuống đường hưởng ứng phong trào MeToo Sự lan tỏa của chiến dịch chống xâm hại tình dục Metoo Sự lan tỏa của chiến dịch chống xâm hại tình dục Metoo

Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV Online!

TIN MỚI

    X

    ĐANG PHÁT

    Bản tin thời tiết chào buổi sáng 3 phút trước