Các quốc gia nỗ lực thúc đẩy bình đẳng giới

Ban Thời sự-Thứ năm, ngày 09/03/2017 06:34 GMT+7

VTV.vn - Nhật Bản, Anh, Thụy Sĩ, Saudi Arabia là một số quốc gia trên thế giới đã có những tiến bộ trong thúc đẩy bình đẳng giới, tạo điều kiện sống và làm việc tốt hơn cho phụ nữ.

Trên thực tế, bất bình đẳng giới vẫn âm ỉ tồn tại, đặc biệt là tại những nước châu Á vốn có truyền thống "trọng nam khinh nữ" từ thời xưa. Tuy nhiên, khi xã hội ngày càng phát triển, vai trò, vị thế của người phụ nữ cũng ngày càng được nâng cao.

NHẬT BẢN

Để thực hiện mục tiêu "Womenomics" nhằm thúc đẩy vai trò quan trọng của phụ nữ trong công cuộc tái thiết nền kinh tế, Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe đã điều chỉnh hàng loạt chính sách để "cởi trói" và trao quyền cho phụ nữ nước này, giúp cả triệu phụ nữ tham gia vào thị trường lao động trong khi vẫn chu toàn cuộc sống gia đình.

Các quốc gia nỗ lực thúc đẩy bình đẳng giới - Ảnh 1.

Hàng triệu phụ nữ Nhật Bản được tham gia thị trường lao động nhờ các nỗ lực bình đẳng giới. Ảnh minh họa: AP

Từ năm 2014, Nhật Bản đã tăng lương thai sản cho các bà mẹ trong 6 tháng đầu sau khi sinh từ 50% lên 67% mức lương cơ bản và được nhận toàn bộ trước khi nghỉ sinh.

Trong khi đó, để giải quyết vấn đề trông trẻ, Chính phủ Nhật đặt mục tiêu đảm bảo thêm chỗ cho 500.000 bé, tính đến cuối năm 2017. Ngoài ra, các bộ ngành và doanh nghiệp cũng thực thi nhiều sáng kiến để hỗ trợ phụ nữ như áp dụng chế độ làm việc từ nhà hoặc vào các giờ linh hoạt.

ANH

Cuối năm 2016 đánh dấu mức chênh lệch lương giữa nam giới và nữ giới tại Anh giảm xuống mức thấp nhất kể từ khi số liệu này được ghi nhận gần 20 năm trước. Theo số liệu của văn phòng thống kê quốc gia Anh, mức chênh lệch về lương giữa lao động nam và nữ đang ở mức 9,4%, trong khi năm 1997 mức chênh lệnh này là 17,4%.

Những con số đáng khích lệ trên có được là nhờ Chính phủ Anh đã thực hiện nhiều biện pháp trong đó có việc củng cố quyền được làm việc và nhận lương bình đẳng cho tất cả người lao động nam và nữ với điều kiện họ đáp ứng được yêu cầu của người sử dụng lao động.

SAUDI ARABIA

Các quốc gia nỗ lực thúc đẩy bình đẳng giới - Ảnh 2.

Phụ nữ Saudi Arabia buộc phải có người giám hộ là nam giới

Ngày 27/9/2016, hơn 14.000 phụ nữ Saudi Arabia đã ký đơn kiến nghị chấm dứt hệ thống giám hộ phụ nữ, thay đổi quy định "phụ nữ cần sự cho phép của nam giới" để được đi du lịch hay đi làm. Đây là lần đầu tiên một đơn kiến nghị kiểu này được đưa ra với số lượng chữ ký lớn như vậy.

Theo luật hiện hành của Saudi Arabia, tất cả phụ nữ phải có một người giám hộ là nam giới, thường là cha, chồng hoặc anh trai. Họ phải xin phép người giám hộ nếu muốn đi du lịch, đi làm, cưới xin, thuê nhà, thậm chí là điều trị y tế. Ngoài ra, họ cũng bị cấm lái xe.

THỤY SĨ

Phụ nữ tại Thụy Sĩ có thể sẽ được "cống hiến" thêm 1 năm sau khi Hạ viện nước này đã bỏ phiếu thông qua việc tăng độ tuổi nghỉ hưu của phụ nữ lên 65 tuổi, bằng với độ tuổi nghỉ hưu của nam giới nước này vào cuối năm 2016. Trước đó, Thượng viện nước này cũng đã bỏ phiếu thông qua. Đề xuất này có thể sẽ được đưa ra trưng cầu dân ý trước khi trở thành luật.

Công việc chăm sóc không lương - Gánh nặng của phụ nữ và trẻ em gái Công việc chăm sóc không lương - Gánh nặng của phụ nữ và trẻ em gái Những con số đáng kinh ngạc về phụ nữ Những con số đáng kinh ngạc về phụ nữ Phụ nữ nắm giữ 35 các vị trí quản lý ở EU Phụ nữ nắm giữ 35 các vị trí quản lý ở EU

Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV Online!

TIN MỚI

    X

    ĐANG PHÁT

    Bản tin thời tiết chào buổi sáng 3 phút trước