Vì sao Tết Đoan Ngọ có tập tục Tết bố mẹ vợ?

Bích Ngọc-Chủ nhật, ngày 09/06/2024 14:00 GMT+7

VTV.vn - Tại một số vùng miền, Tết Đoan Ngọ không chỉ là ngày giết sâu bọ mà còn là thời điểm để thể hiện lòng hiếu thảo, các chàng rể trả ơn bố mẹ vợ.

Ngày 5 tháng 5 Âm lịch hàng năm được ấn định là tiết Đoan Ngọ và người dân sẽ tổ chức Tết Đoan Ngọ. Thời điểm tháng 5 cũng là giữa năm, mùa vụ thu hoạch các loại cây trái, mùa sâu bọ sinh sôi nảy nở, dân gian quan niệm nên cầu thần đất phù hộ, tiêu diệt bớt sâu bọ bảo vệ mùa màng. Do đó, Tết Đoan Ngọ từ lâu là cái Tết quan trọng với các quốc gia có nền văn hóa lúa nước.

Tết Đoan Ngọ còn được coi là tết họp mặt, các gia đình, tộc họ đều tổ chức cúng lễ, tưởng nhớ tổ tiên, cầu cho mọi người an khang. Tại một số địa phương đặc biệt là các tỉnh miền Trung, đây cũng là ngày, những chàng rể thường mang đến nhà bố vợ một chú vịt sống để làm quà biếu.

Trong mâm cỗ cúng Tết Đoan Ngọ của người miền Trung, thịt vịt được xem là một món ăn không thể thiếu. Theo Đông y, thịt vịt có tính hàn, vị ngọt, giúp tăng thêm năng lượng, bồi bổ cơ thể cho con người. Vào tháng 5 cũng là mùa thịt vịt ngon, béo, phù hợp ăn trong những ngày nắng nóng.

Theo chia sẻ của những người xưa, tập tục Tết bố mẹ vợ vào ngày 5/5 Âm lịch vì trước đây có quan niệm chưa thực sự trong bình đẳng giới, con gái đi lấy chồng coi như mất. Về nhà chồng, chăm lo công việc nhà chồng, từ các việc nhỏ cho đến các Lễ Tết lớn trong năm. Chính vì thế nên mùng 5/5 âm lịch là ngày để con rể trả ơn bố mẹ vợ.

Những điều nên làm và kiêng kỵ trong ngày Tết Đoan Ngọ Những điều nên làm và kiêng kỵ trong ngày Tết Đoan Ngọ

VTV.vn - Theo quan niệm của người xưa, Tết Đoan Ngọ hay còn gọi là "Tết diệt sâu bọ" của các gia đình, xua đi âm khí và mong 1 năm đầy may mắn, bình an đến với cả nhà.

* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV OnlineVTVGo!

Cùng chuyên mục

TIN MỚI

    X

    ĐANG PHÁT

    Bản tin thời tiết chào buổi sáng 3 phút trước