1. Tại sao xúc giác của con người lại quan trọng như vậy?
Nhiều nghiên cứu đã có thấy, những người cảm thấy cô đơn thường nghĩ rằng họ “thiếu” một điều gì đó, nhưng ít người nhận ra rằng đó là một cái gì đó đơn giản chỉ là một cái ôm. Theo một cuộc khảo sát với 40.000 người, những từ phổ biến nhất miêu tả cảm giác khi tiếp xúc thân thể là “an ủi”, “ấm áp” và “yêu thương”. Tiếp xúc thân thể là hành động giao tiếp gần gũi nhất của con người, và nếu chúng được sử dụng một cách “tự nguyện” thì một cái ôm cũng có thể mang lại cho bạn những lợi ích không ngờ cho cả tâm lý và sức khỏe.
2. Tại sao những cái ôm dài lại tốt hơn cho chúng ta?
Dựa trên một nghiên cứu về thời lượng của những cái ôm, các nhà khoa học đã tìm ra rằng những cái ôm ngắn, khoảng 1 giây, thường mang lại cảm giác dễ chịu ít hơn so với những cái ôm dài trên 10 giây. Những hành động nhỏ từ việc động chạm thêm một cách lịch sự và tế nhị như xoa lưng thậm chí còn có thể thúc đẩy cảm giác vui vẻ, hạnh phúc từ cái ôm.
3. Ôm ấp giúp giảm căng thẳng
Cái ôm tạo ra một loại “hormone hạnh phúc”, nó còn thường được gọi là hormone “âu yếm” hoặc hormone “tình yêu”. Chúng ta càng chạm hoặc ôm càng nhiều và càng lâu, thì hormone này càng được tạo ra nhiều hơn. Loại hormone này còn được chứng minh rằng có khả năng chống căng thẳng.
4. Sức mạnh của cái ôm giúp chống lại sự lo lắng và sợ hãi
Ôm có thể có những lợi ích đáng kể đối với những người bị lo lắng, tự ti và đặc biệt hơn là những người sợ hãi về cái chết của họ. Nghiên cứu cho thấy rằng những người đang trải qua những cảm giác tiêu cực có thể muốn được chạm vào như một cách để giải tỏa cảm xúc. Thực tế rằng những người thực hiện “cái ôm” sẽ giảm bớt cảm giác lo lắng hơn những người không tiếp xúc thân thể với người khác.
5. Ôm có thể làm giảm nguy cơ bệnh tật
Một nghiên cứu trên 404 người đã cho thấy rằng những người có thói quen ôm ấp nhiều hơn có khả năng tránh được các bệnh nhiễm trùng. Nghiên cứu này thử nghiệm các tình nguyện viên cùng nhiễm một loại vi rút cảm lạnh thông thường và theo dõi các dấu hiệu sức khỏe của họ. Kết quả cho thấy việc ôm ấp thực sự có thể làm giảm nguy cơ lây nhiễm.
6. Sự đụng chạm cơ thể có thể tăng cường sức khỏe tim mạch
Trong một nghiên cứu mới đây, các nhà khoa học đã chia một nhóm 200 người thành 2 nhóm. Ở nhóm đầu tiên, các cặp đôi phải nắm tay nhau trong 10 phút khi xem một đoạn video lãng mạn và sau đó ôm nhau trong 20 giây, trong khi nhóm thứ hai phải ngồi im lặng không chạm vào nhau trong 10 phút 20 giây. Kết quả rằng những người trong nhóm đầu tiên đều có nhịp tim và huyết áp giảm.
7. “Ôm ấp” có thể làm giảm nỗi đau thể xác
Được một người thân yêu chạm vào hoặc nắm tay không chỉ mang lại cho bạn những lợi ích về mặt tâm lý mà còn cả về mặt sinh lý. Trong một nghiên cứu 22 cặp vợ chồng mô phỏng lại trải nghiệm khi ở trong phòng sinh, các nhà khoa học đã nhận thấy cảm giác đau đớn khi sinh của người phụ nữ sẽ tăng cao khi họ nhận thấy người bạn đời không cảm nhận được nỗi đau của họ. Tuy nhiên, khi được đối phương nắm tay thì cảm giác đau của người phụ nữ lại giảm hẳn.
8. Số lần ôm chúng ta cần để luôn hạnh phúc và khỏe mạnh
Theo nhà tâm lý học trị liệu, Virginia Statir, có một công thức đơn giản để hạnh phúc đó là 4 cái ôm mỗi ngày là để bắt đầu cảm thấy hạnh phúc, 8 cái ôm mỗi ngày là để duy trì hạnh phúc và 12 cái ôm mỗi ngày là để thấy hạnh phúc hơn. Sự thật rằng, những cái ôm không hề có khuyết điểm, vì vậy càng nhiều những cái ôm sẽ càng mang lại cho chúng ta nhiều cảm xúc tích cực hơn.
* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV Online và VTVGo!