Cùng với sự bùng nổ của các Hiệp định Thương mại tự do song phương và đa phương, xu thế chung của thương mại quốc tế sẽ thuế nhập khẩu bằng 0, khiến hàng hóa có thể tự do đi lại. Tuy nhiên, nhu cầu bảo hộ sản xuất trong nước không hề mất đi. Do không thể tăng thuế nhập khẩu, các nước sẽ phải sử dụng các biện pháp phi thuế quan để bảo vệ sản xuất trong nước trước sự cạnh tranh của hàng nhập khẩu.
Về nguyên tắc, các rào cản kỹ thuật TBT rất cần thiết và hợp lý, nhằm bảo vệ những lợi ích quan trọng, bao gồm sức khỏe của người tiêu dùng, môi trường, an ninh, an sinh xã hội. Vì vậy, mỗi nước thành viên của WTO đều thiết lập và duy trì một hệ thống các biện pháp kỹ thuật riêng đối với hàng hóa của mình và áp dụng đối với hàng hóa nhập khẩu.
Tuy nhiên, trên thực thế, do mục tiêu bảo hộ cho sản xuất trong nước gây khó khăn cho việc thâm nhập của hàng hóa nước ngoài vào thị trường nước nhập khẩu, các biện pháp kỹ thuật của các quốc gia thành viên có thể tạo nên những rào cản tiềm ẩn đối với thương mại quốc tế. Những rào cản này được gọi là rào cản kỹ thuật đối với thương mại.
Để bàn luận sâu hơn về vấn đề này, chương trình đã mời tới ông Lê Quốc Bảo - nguyên Giám đốc Văn phòng TBT Việt Nam, ông Lưu Hải Minh - Phó Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp vừa và nhỏ Hà Nội.
Mời quý vị và các bạn theo dõi chương trình:
Mời quý độc giả theo dõi Truyền hình trực tuyến các kênh của Đài Truyền hình Việt Nam.