12 ngành học nào đang có nhu cầu cao về nhân lực?

Hoài Thương, Phùng Định-Thứ sáu, ngày 20/05/2022 20:39 GMT+7

VTV.vn - Danh sách 12 ngành đào tạo có nhu cầu cao về nhân lực, thuộc 2 lĩnh vực máy tính và công nghệ thông tin; du lịch, khách sạn, thể thao và dịch vụ cá nhân.

Kỳ tuyển sinh đại học đang đến gần, nhiều học sinh lớp 12 đang không biết nên chọn ngành ‘hot’ hay theo đuổi nghề mà bản thân yêu thích. Vậy nên, các em đừng quên tìm hiểu và tham khảo về 12 ngành nghề đang có nhu cầu cao về nhân lực mà Bộ GD&ĐT mới đưa ra cách đây không lâu. 

Thời gian này, các thí sinh vừa ôn tập nhưng cũng hãy cân nhắc thật kỹ trước khi có những quyết định đăng ký nguyện vọng mong muốn.

12 ngành học nào đang có nhu cầu cao về nhân lực? - Ảnh 1.

Các nhóm ngành 'hot' thuộc lĩnh vực máy tính và CNTT.

Các ngành 'hot' được Bộ GD-ĐT công bố trong từng giai đoạn và được điều chỉnh, bổ sung trên cơ sở căn cứ nhu cầu thực tế.

Công nghệ thông tin thực sự là một lĩnh vực bùng nổ trong xã hội. Tại trường Đại học Y tế Công cộng, năm nay cũng dành 50 chỉ tiêu cho ngành mới Khoa học dữ liệu, đáp ứng nguồn nhân lực cho lĩnh vực y tế.

12 ngành học nào đang có nhu cầu cao về nhân lực? - Ảnh 2.

Còn với nhóm ngành du lịch, khách sạn, thể thao và dịch vụ cá nhân, không phải đến bây giờ mới hấp dẫn thí sinh. Theo số liệu thống kê năm 2021, nhóm ngành này có tổng trên 199.000 thí sinh đăng ký trong khi chỉ tuyển hơn 24.000 chỉ tiêu.

12 ngành học nào đang có nhu cầu cao về nhân lực? - Ảnh 3.

Các nhóm ngành 'hot' thuộc lĩnh vực du lịch, khách sạn, thể thao và dịch vụ cá nhân.

Nắm bắt được những thay đổi sau đại dịch, nhiều trường đã đổi mới chương trình để đáp ứng được nhu cầu của người học như gửi các em đến các cơ sở bên ngoài để thực hành.

Tuy nhiên, ngành càng ‘hot’ thì sự cạnh tranh lại càng cao. Hiện nay, không ít học sinh mắc sai lầm khi chọn trường rồi mới chọn ngành và thường có xu hướng chọn theo đám đông.

Ông Bùi Văn Linh, Giám đốc Trung tâm hỗ trợ đào tạo và cung ứng nguồn nhân lực, Bộ GD&ĐT khuyến nghị: "Chọn ngành đào tạo trên tinh thần đam mê về khoa học, xã hội, tự nhiên, kỹ thuật hoặc theo hướng nội hay hướng ngoại. Thí sinh nên căn cứ điểm chuẩn của các năm trước, đưa ra danh sách dự kiến nguyện vọng thích nhất, đam mê nhất, phù hợp nhất rồi nguyện vọng 2, 3 rồi mới đối chiếu năng lực và điểm chuẩn của các năm trước".

Ở Việt Nam có khoảng 240 trường ĐH với gần 370 ngành đào tạo, trong khi có hơn 3.000 nghề khác nhau. Như vậy, số ngành ít mà số nghề lại rất nhiều. Điều quan trọng nhất là các em cần biết mình phù hợp với công việc nào, muốn làm gì và nên chọn những ngành học mình có thế mạnh, để có một định hướng tương lai rõ ràng.

* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV OnlineVTVGo!

TIN MỚI

    X

    ĐANG PHÁT

    Bản tin thời tiết chào buổi sáng 3 phút trước