Chông chênh đường đến trường của trẻ em vùng lũ

Đài PT-TH Quảng Nam-Thứ hai, ngày 09/11/2020 19:56 GMT+7

VTV.vn - Sau những ngày mưa lũ, sạt lở đầy đau thương, mất mát, ở những bản làng vùng cao Quảng Nam, hàng ngàn trẻ em dân tộc thiểu số vẫn chưa thể quay lại lớp học.

Nhiều ngày nay, trò chơi bắn bi, chạy nhảy, đuổi bắt… đã trở thành niềm vui của hàng chục trẻ em Giẻ Triêng trong làng. Trẻ con được nghỉ học thì thích nhưng với những ông bố bà mẹ lại khác. Mải miết tìm kế sinh nhai sau lũ, giờ con không được đến lớp học cái chữ, họ bắt đầu lo lắng.

Sau bão, nhiều điểm trường mất an toàn, khu nội trú của giáo viên, học sinh bị sạt lở vùi lấp. Hàng trăm tỷ đồng xây dựng trường lớp giờ cuốn theo dòng lũ. Không nơi ở tạm nên các thầy cô giáo đồng bằng cắt rừng về xuôi lánh tạm. Nhiều học sinh Giẻ Triêng có cha mẹ bị trôi nhà cửa, thậm chí có em đã trở thành trẻ mồ côi sau lũ dữ. Con đường đến trường của học sinh vùng cao còn quá chông chênh.

Chông chênh đường đến trường của trẻ em vùng lũ - Ảnh 1.

Ông Hồ Văn Long, Phó Chủ tịch UBND xã Phước Lộc, Phước Sơn, Quảng Nam cho biết: "Hiện nay học sinh chưa thể quay lại trường vì một số thôn cô lập, đang sơ tán nhân dân ở tại trường học và UBND xã với số lượng khá đông. Nếu nhanh khắc phục thì phải 2-3 tháng, học sinh rất khó quay lại trường".

Mưa bão đi qua, khi cái ăn chưa no, cái thân chưa ấm, nơi ở của cả gia đình chưa ổn định, trường lớp còn siêu vẹo sau cơn lũ thì ước mơ theo học con chữ của hơn 900 em học sinh vùng cao Phước Sơn là điều còn xa vời.

Người dân vùng cô lập Phước Sơn: 'Bao năm dành dụm giờ vợ chồng trắng tay luôn' Người dân vùng cô lập Phước Sơn: "Bao năm dành dụm giờ vợ chồng trắng tay luôn"

VTV.vn - Các xã vùng cao ở huyện Phước Sơn, tỉnh Quảng Nam đãng phải trải qua hơn 10 ngày cô lập do bão lũ. Người dân ở đây đang đối mặt với muôn vàn khó khăn, thiếu thốn.

* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV OnlineVTVGo!

TIN MỚI

    X

    ĐANG PHÁT

    Bản tin thời tiết chào buổi sáng 3 phút trước