Điều chỉnh mạnh cơ cấu ngành đào tạo bậc ĐH

Theo Chính phủ-Thứ tư, ngày 01/01/2014 09:14 GMT+7

Kỳ thi tuyển sinh ĐH, CĐ 2014, Bộ GDĐT tiếp tục điều chỉnh lại cơ cấu ngành đào tạo và thay đổi về chỉ tiêu tuyển sinh.

Đồng thời, Bộ GDĐT cũng phối hợp với Bộ Tài chính sớm triển khai xây dựng đề án thí điểm tự chủ học phí. Theo đó, học phí sẽ được tính toán lại trên cơ sở chi phí đào tạo và nhu cầu xã hội. Những ngành nhu cầu của người học cao nhưng thị trường lao động đã bão hoà như kinh tế, tài chính, ngân hàng sẽ thu học phí cao, Nhà nước không hỗ trợ. Ngược lại, những ngành xã hội cần nhưng ít người học như nông, lâm, ngư… sẽ được hỗ trợ nhiều hơn.

Cùng với đó là sự thay đổi trong nhận thức của chính các bậc phụ huynh và các thí sinh theo hướng tích cực khi thấy sinh viên nhóm ngành “hot” ra trường khó tìm được việc làm. Việc lựa chọn ngành, chọn trường đã theo hướng chất lượng; thí sinh bước đầu đã có quyết định thực tế hơn trong việc lựa chọn nghề học và chuyên ngành học ĐH.

Theo báo cáo của Bộ GDĐT tại Hội nghị tổng kết nhiệm vụ năm học 2012-2013 của giáo dục ĐH, mùa tuyển sinh 2013, ngoài việc số lượng hồ sơ nộp tuyển sinh giảm gần 100.000 bộ, thì số lượng sinh viên đăng ký vào các ngành kinh tế, tài chính và quản lý giảm 10% so với năm 2012.

Đồng thời, một số ngành có số hồ sơ đăng ký dự thi tăng so với năm trước gồm: Nhóm ngành khoa học giáo dục (tăng 3,1%), khoa học sức khỏe (tăng 1,7%), công nghệ kỹ thuật tăng (0,5%), kỹ thuật môi trường và bảo vệ môi trường tăng (1,4%).

Năm 2013, Bộ GDĐT chủ trương giảm dần số lượng sinh viên hệ vừa làm vừa học để đảm bảo chất lượng đào tạo. Số lượng sinh viên hệ vừa làm vừa học năm 2013 chỉ chiếm 45% so với số lượng sinh viên chính quy.

TIN MỚI

    X

    ĐANG PHÁT

    Bản tin thời tiết chào buổi sáng 3 phút trước