Ngoài việc đổi mới quan điểm dạy học theo hướng nâng đỡ cá tính của học sinh, lấy học sinh làm trung tâm của hoạt động học, giáo viên cũng cần xác định tâm thế mới về nghề giáo trong bối cảnh xã hội đang biến chuyển nhanh chóng như hiện nay.
Những quan niệm như giáo viên là nghề ổn định, hay giáo viên luôn đúng, học sinh phải nghe lời là những quan niệm cần phải được điều chỉnh theo hướng đặt chất lượng và hiệu quả dạy học lên hàng đầu.
Các chuyên gia cũng cho rằng đã đến lúc thay đổi lối suy nghĩ nghề giáo là nghề ổn định, chỉ cần vào được biên chế là "yên tâm công tác" bởi lối suy nghĩ này sẽ khiến một bộ phận thầy cô giáo mất đi động lực phấn đấu và làm mới mình, từ đây ảnh hưởng đến chất lượng dạy học.
Để tạo nên một nền giáo dục có chất lượng, cố Thủ tướng Phạm Văn Đồng đã nói: "Trường phải ra trường, lớp phải ra lớp, thầy phải ra thầy, trò phải ra trò". Chỉ như vậy, mỗi người thầy mới thực sự là một tấm gương để học sinh noi theo, từ đó tạo nên những thế hệ con người Việt Nam sống yêu thương và trách nhiệm. TS Nguyễn Tùng Lâm cũng đã nói: "Hãy giáo dục các em trở thành những người có nhân cách, trước khi trở thành những người có tài năng".
* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV Online!