Học sinh THCS hào hứng với bộ môn khởi nghiệp các dự án hướng đến cộng đồng

PV-Thứ tư, ngày 24/05/2023 21:06 GMT+7

VTV.vn - 5 dự án xuất sắc nhất của “My Project 23” dành cho học sinh khối 6, 7 của bộ môn Sáng chế MDE (Maker - Design - Engineering) tranh tài sôi nổi ở Vòng chung kết.

5 dự án gớp mặt ở vòng chung kết:

- Nhóm Gen Z và Gia đình với dự án đi sâu vào vấn đề Bạo lực gia đình: Các bạn đã làm một cuốn sổ tay với các tip để tránh khỏi bạo lực gia đình cùng với những số điện thoại hotline liên hệ khi xảy ra bạo lực gia đình.

- Nhóm Summer Calendar mang đến dự án sản phẩm handmade về lịch với 1 điểm khác biệt so với các sản phẩm khác trên thị trường Đây là sản phẩm lịch để bàn đếm ngược đến kỳ nghỉ hè - Kỳ nghỉ mà các bạn học sinh rất háo hức.

- Nhóm Snack Healthy tập trung vào khía cạnh cải tiến đồ ăn vặt để tốt cho sức khỏe người tiêu dùng hơn.

- Nhóm Boardgame muốn tạo ra 1 sản phẩm giúp học sinh yêu môn Toán học lớp 6 nhiều hơn: Đây là sản phẩm với các minigame nhỏ từ các công thức toán học. Một cách học giúp học sinh hứng thú và yêu thích hơn với các công thức khó nhớ.

- Nhóm cuối cùng quan tâm rất nhiều tới vấn đề ô nhiễm rác thải ở sông hồ đã đưa ra thiết kế 1 dạng máy thu gom rác thải dựa trên kiến thức khoa học các bạn vừa được học tại trường:

Không phải là những lý thuyết "học gạo để lấy điểm 10" hay dùng để phục vụ cho một bài kiểm tra, một cuộc thi, với học sinh Dewey, học là để phục vụ cuộc sống. Được biết, đây cũng chính là triết lý giáo dục mà Nhà trường luôn áp dụng trong tất cả bộ môn và hoạt động giảng dạy.

Học sinh THCS hào hứng với bộ môn khởi nghiệp các dự án hướng đến cộng đồng - Ảnh 2.

Nhóm Boardgame "mộng mơ" tạo ra 1 sản phẩm giúp học sinh yêu môn Toán học lớp 6 nhiều hơn:

Với dự án "My Project 23", học sinh không chỉ được áp dụng các kiến thức đã được học của bộ môn MDE mà còn là kiến thức liên môn của Kinh doanh Hướng nghiệp, Khoa học tự nhiên và IT. Dự án giúp các bạn học sinh rèn luyện tư duy giải quyết "bài toán cuộc sống", tư duy phản biện, logic, tìm kiếm thông tin và sáng tạo, ngoài ra đó là sự kết hợp giữa các kỹ năng cần thiết của thế hệ công dân toàn cầu như: thuyết trình, tranh biện cùng phong thái tự tin và chủ động.

Học sinh THCS hào hứng với bộ môn khởi nghiệp các dự án hướng đến cộng đồng - Ảnh 3.

Nhóm Summer Calendar trình bày về dự án lịch đếm ngược tới nghỉ hè.

Trong vòng chung kết, các em học sinh chính là ban tổ chức chức sự kiện, cũng là người lên kế hoạch mời các Shark đến tham dự, đưa ra những đánh giá khách quan và đầu tư cho chính sản phẩm của mình.

Học sinh THCS hào hứng với bộ môn khởi nghiệp các dự án hướng đến cộng đồng - Ảnh 4.

Nhóm Gen Z và Gia đình với dự án đi sâu vào vấn đề Bạo lực gia đình:

Chia sẻ sau khi kết thúc chung kết gọi vốn, Shark Vũ Lưu Chinh chia sẻ: "Tôi thấy đây là một hình thức học tập thú vị và hiện đại. Nhà trường đã áp dụng hình thức học tập liên môn dưới dạng dự án để học sinh được trực tiếp trải nghiệm và đặt học sinh vào các tình huống rất cụ thể, cho học sinh các thách thức để thuyết phục các "nhà đầu tư" bên ngoài. Các vấn đề các bạn lựa chọn để làm sản phẩm sáng chế cũng rất thiết thực như là môi trường, sức khỏe… Tôi cũng rất thích một môi trường học tập hướng học sinh đến các giá trị nhân văn trong học tập và đào tạo như vậy".

Các dự án học tập như "My Project 23" luôn là một cách thức "kiểm tra" kiến thức môn học một cách sáng tạo và mang đến hứng thú học tập, khám phá kiến thức mới cho học sinh khi được "tự do" với những ý kiến cá nhân, ‘táy máy’ với những sáng chế hay bay bổng với những ý tưởng mới lạ…

Học qua trải nghiệm thực tế mang đến cho học sinh những góc nhìn cụ thể và các bài học kinh nghiệm quý giá như: khi ý tưởng đi vào thực tế sẽ có nhiều vấn đề phát sinh, các bạn cần điều chỉnh cho phù hợp; là khi làm việc nhóm làm sao để không xảy ra xung đột mà vẫn hiệu quả; khi bối rối thuyết trình nơi đông người; phản ứng cực nhanh khi bị các Shark "vặn"... Quá trình ấy, các bạn học sinh hiểu được rằng, để tạo ra một sản phẩm hoàn chỉnh đưa ra thị trường, các nhà sáng chế không chỉ cần ý tưởng mới mà quan trọng hơn là sự phù hợp với nhu cầu của người tiêu dùng, là chi phí sản xuất phải tối ưu, là giá thành cạnh tranh…

Học sinh THCS hào hứng với bộ môn khởi nghiệp các dự án hướng đến cộng đồng - Ảnh 5.

Một em học sinh đang thuyết phục Shark Nguyễn Thanh Hùng - Phó Hiệu trưởng Viện Công nghệ Thông tin và Truyền thông (Đại học Bách Khoa Hà Nội) đầu tư.

Bạn Lê Mỹ Hà Anh, khối 6 với dự án Board Game Toán học nhận được sự đầu tư của cả 3 Shark hào hứng chia sẻ: "Trước khi vào chung kết, nhóm chúng em khá lo lắng vì cảm thấy sản phẩm chưa thực sự hoàn hảo và bọn em đã vỡ òa khi nhận được sự đầu tư của cả 3 Shark. Tiếp theo, chúng em sẽ cải tiến sản phẩm dựa trên đóng góp của các Shark ngày hôm nay. Sản phẩm của chúng em xuất phát từ chính việc sợ môn Toán của cả nhóm nói riêng và với các bạn học sinh nói chung vì vậy bọn em muốn mang đến một sản phẩm giúp các bạn có thể vừa học vừa chơi và tạo hứng thú hơn với bộ môn Toán".

Cô Đoàn Thị Lâm Oanh (Giáo viên phụ trách dự án) cho biết: "Trong dự án "My Project 23", một điều vô cùng đặc biệt đó là các nhóm được tự lựa chọn chủ đề dự án. Qua lăng kính về cuộc sống của mình, các con được nói lên vấn đề mình quan tâm, tìm giải pháp cho chính mình và những người xung quanh, từ những câu chuyện quen thuộc hàng ngày đến những vấn đề vĩ mô, mang tính toàn cầu.

Học sinh THCS hào hứng với bộ môn khởi nghiệp các dự án hướng đến cộng đồng - Ảnh 6.

Các em giành giải thưởng sau vòng chung kết.

Quá trình học tập qua dự án đôi khi còn thử thách học sinh với rất nhiều khó khăn mỗi khi nhóm không thống nhất được ý tưởng, đề tài gặp bế tắc, sản phẩm không như kỳ vọng,..., nhưng với tinh thần của Tư duy thiết kế, tôi vui khi thấy các con biết học hỏi từ thất bại, biết dũng cảm lựa chọn, quyết tâm giải quyết bài toán cuộc sống của mình. Qua dự án, tôi mong muốn các con bên cạnh rèn luyện các kỹ năng, sẽ đem được những kiến thức được học của mình đến với thực tiễn, lan tỏa tinh thần tích cực và khả năng sáng tạo của mình để giải quyết chính những vấn đề của cuộc sống, có tác động tới cộng đồng trong vai trò của những công dân toàn cầu mà các con đang trở thành".

Môn Sáng chế MDE (Maker, Design and Engineering) giúp học sinh phát triển được khả năng giải quyết vấn đề một cách có chủ đích thông qua việc tự học, tự làm.

Học sinh sẽ có được rất nhiều trải nghiệm bổ ích không chỉ là các dự án trên lớp mà học sinh còn được lên ý tưởng, thiết kế và làm ra các sản phẩm có tính ứng dụng cao vào các công việc trong đời sống thực tiễn.

* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV OnlineVTVGo!

Cùng chuyên mục

TIN MỚI

    X

    ĐANG PHÁT

    Bản tin thời tiết chào buổi sáng 3 phút trước