Cụ thể, điểm sàn của Học viện Báo chí và Tuyên truyền dao động từ 16 - 22 điểm. Cụ thể, đối với các ngành có tổ hợp môn chính nhân hệ số 2 (tổng điểm 3 môn đã nhân hệ số) là 22 điểm. Các ngành còn lại là 16 điểm. Mức điểm này bao gồm điểm thi theo tổ hợp xét tuyển, điểm ưu tiên đối tượng, khu vực.
Bên cạnh đó, thí sinh cần thỏa mãn thêm các điều kiện: Tính đến thời điểm xét tuyển, thí sinh đã tốt nghiệp THPT hoặc tương đương; thí sinh tham dự kỳ thi tốt nghiệp THPT 2020; có kết quả xếp loại học lực từng năm học trong 3 năm THPT đạt 6,0 trở lên; hạnh kiểm từng năm học trong 3 năm THPT xếp loại Khá trở lên.
Trong trường hợp thí sinh đạt điểm xét tuyển nhưng không đáp ứng yêu cầu về điều kiện nộp hồ sơ, Học viện sẽ không công nhận trúng tuyển.
Trường hợp thí sinh có điểm xét tuyển bằng nhau cuối danh sách sẽ tổ chức xét tuyển theo thứ tự ưu tiên sau:
Đối với ngành Báo chí, ưu tiên thí sinh có điểm thi Năng khiếu báo chí/Năng khiếu Ảnh báo chí/Năng khiếu Quay phim truyền hình cao hơn; ưu tiên thí sinh có kết quả thi tốt nghiệp THPT môn Ngữ văn cao hơn (hoặc điểm trung bình chung môn Ngữ văn 5 học kỳ bậc THPT cao hơn, không tính điểm học kỳ II năm lớp 12 - với thí sinh xét tuyển theo học bạ THPT).
Đối với các ngành có môn chính nhân hệ số (nhóm 3, nhóm 4), ưu tiên thí sinh có tổng điểm gốc 3 môn chưa nhân hệ số, chưa cộng điểm ưu tiên, chưa cộng điểm khuyến khích, chưa làm tròn cao hơn (điểm trung bình chung 5 học kỳ bậc THPT cao hơn, không tính điểm học kỳ II năm lớp 12 - đối với thí sinh xét tuyển theo học bạ THPT).
Đối với các ngành/chuyên ngành còn lại, ưu tiên thí sinh có kết quả thi THPT môn Toán (điểm TBC trung bình chung môn Toán 5 học kỳ bậc THPT cao hơn, không tính điểm học kỳ II năm lớp 12 - đối với thí sinh xét tuyển theo học bạ THPT).
* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV Online!