Trong công văn trả lời Bộ VH-TT&DL về hướng giải quyết sự việc, Bộ GD7ĐT nêu rõ 2 điểm. Thứ nhất, việc cấp giấy chứng nhận hoàn thành khối lượng kiến thức văn hóa THPT do thủ trưởng cơ sở đào tạo cấp theo quy định tại Thông tư 16 năm 2010 của Bộ GD&ĐT về việc Ban hành Quy định về Chương trình khung trung cấp chuyên nghiệp.
Thứ hai, trong trường hợp trường Cao đẳng Múa Việt Nam (nay là Học viện Múa Việt Nam) tổ chức đào tạo học sinh đã hoàn thành đầy đủ chương trình theo Quyết định số 92 của Bộ Văn hoá Thể thao ban hành năm 2004 thì Học viện Múa Việt Nam được cấp bằng tốt nghiệp theo thẩm quyền. Bộ Giáo dục và Đào tạo đồng ý để Học viện Múa Việt Nam được in phôi bằng và in bằng tốt nghiệp theo quy định hiện hành.
Trong đề xuất của Bộ VH-TT&DL và công văn hồi đáp của Bộ GD&ĐT có một điểm mà phụ huynh học sinh cũng như nhiều khán giả quan tâm đó là việc được cấp bằng trung cấp chuyên nghiệp bù cho học viên có ý nghĩa gì đối với việc xét tuyển THCS?
Về vấn đề này, ông Vũ Xuân Hùng, Vụ trưởng Vụ Đào tạo Chính quy, Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp cho biết: "Theo quy định Luật Giáo dục nghề nghiệp, đối với trung cấp yêu cầu đầu vào là người có bằng tốt nghiệp THCS trở lên. Do vậy, khi có bằng trung cấp thì đương nhiên phải hoàn thành các yêu cầu đầu vào đối với trình độ đào tạo này thì người ta đều tính lộ trình. Việc Bộ GD&ĐT đồng ý cho Học viện Múa Việt Nam cấp bằng chuyên nghiệp cho các em là phù hợp theo quy định pháp luật".
Vào 15h30 ngày 2/4, Học viện Múa Việt Nam đã tổ chức cuộc họp với các phụ huynh để thông tin về phương án xử lý. Tuy nhiên, các phụ huynh cho rằng phương án Bộ VH-TT&DL đề xuất chỉ xử lý được đối với các học viên đã học xong trước năm 2016. Còn với những học sinh học từ 2017 đến nay chưa có mã định danh trong hệ thống giáo dục thì vẫn chưa đủ cơ sở để xử lý về quyền lợi cho các em.
* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV Online và VTVGo!