Khó khăn sách giáo khoa chương trình mới cho học sinh khiếm thị

Chuyển động 24h-Thứ sáu, ngày 11/12/2020 12:13 GMT+7

VTV.vn - Chuyển đổi sách giáo khoa chữ nổi cho học sinh khiếm thị từ chương trình mới đã khó nay còn thêm băn khoăn liệu làm xong năm sau có tiếp tuc sử dụng được?

Năm học 2020-2021, chương trình Giáo dục phổ thông mới bắt đầu triển khai từ lớp 1. Chương trình mới, sách giáo khoa mới cũng đồng nghĩa rằng sẽ phải chuyển đổi sách giáo khoa mới sang sách chữ nổi cho học sinh khiếm thị. Việc chuyển đổi sách đã được các trường đặc thù có học sinh khiếm thị thực hiện ngay từ trong hè.

Cái khó của việc làm sách chữ nổi không đơn thuần là chuyển từ chữ, hình ảnh thị giác sang chữ nổi, hình ảnh nổi mà phải làm để khi tri giác, học sinh có thể tưởng tượng và nhận thức được nội dung nhất là các em lớp 1.

Khó khăn sách giáo khoa chương trình mới cho học sinh khiếm thị - Ảnh 1.

Bỏ chi tiết nào, giữ chi tiết nào, kích thước ra sao, chất liệu gì sẽ sử dụng trong chế bản để đạt hiệu quả sau in nhiệt... tất cả đều phải được làm tỉ mẩn và không được phép sai sót bởi kinh phí cho một cuốn sách chữ nổi rất lớn, khi mỗi trang giấy in đã gần 3.000 đồng.

Cô Trần Thị Phương Lan, Phó Hiệu trưởng Trường PTCS Nguyễn Đình Chiểu cho biết: "Hoàn toàn các cô phải tự mày mò từ kinh nghiệm trong cuộc sống. Đôi lúc làm được hình rồi phải nhắm mắt lại để sờ xem liệu có ổn không".

Tuy nhiên, lo lắng lớn nhất của nhà trường lúc này là việc năm sau có hay không được tiếp tục sử dụng bộ sách lớp 1 cũng như việc sẽ phải thực hiện việc chuyển đổi sách lớp 2 và lớp 6 trong điều kiện khó khăn cả về nhân lực và vật lực.

Quyết liệt triển khai chương trình, sách giáo khoa mới Quyết liệt triển khai chương trình, sách giáo khoa mới

VTV.vn - Tại hội nghị chiều 18/11, đa số các ý kiến phát biểu đề nghị Bộ GD&ĐT cần đẩy mạnh hơn nữa công tác tập huấn giáo viên, bao gồm cả thời gian và chất lượng tập huấn.

* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV OnlineVTVGo!

TIN MỚI

    X

    ĐANG PHÁT

    Bản tin thời tiết chào buổi sáng 3 phút trước