Làm sao để đồng bằng sông Cửu Long thoát ra "vùng trũng" giáo dục?

Ban Thời sự-Chủ nhật, ngày 26/05/2019 20:16 GMT+7

VTV.vn - Khu vực Đồng bằng sông Cửu Long có mức chi ngân sách địa phương trung bình cho học sinh thấp hơn cả nước 12% và hiện là vùng trũng về giáo dục.

Đây là nhận định được đưa ra tại Hội nghị đánh giá thực trạng giáo dục mầm non, phổ thông khu vực ĐBSCL vừa được Bộ Giáo dục và đào tạo tổ chức tại Cần Thơ. 

Bức tranh toàn cảnh về giáo dục của khu vực Đồng bằng sông Cửu Long được công bố có thể khiến nhiều người giật mình. Mặc dù là vùng đồng bằng trù phú, nhưng các chỉ số về giáo dục của khu vực này đều thấp hơn mức trung bình của cả nước như số học sinh tiểu học chiếm hơn 50% tổng số học sinh bỏ học của cả nước. Tổng số trẻ mầm non được đến trường chỉ đạt tỷ lệ trên 50%. Tỷ lệ trẻ học 2 buổi/ngày thấp nhất so với các vùng. Tỷ lệ phòng học/lớp, phòng học kiên cố hóa, thiết bị dạy học phục vụ giảng dạy… đều thấp hơn so với mức trung bình của toàn quốc.

Thừa - thiếu giáo viên hiện cũng là vấn đề nóng ở khu vực này. Trong khi tình trạng thừa - thiếu giáo viên cục bộ đang diễn biến phức tạp thì cả chất lượng và cơ cấu giáo viên toàn vùng đều chưa đáp ứng được nhu cầu. Các ý kiến đề xuất cần sớm quy hoạch lại mạng lưới các khoa, trường đào tạo sư phạm ở khu vực này để đào tạo lực lượng giáo viên một cách thống nhất, đồng đều về chất lượng.

Giáo dục những học sinh 'cá biệt' bằng sự cảm hóa Giáo dục những học sinh "cá biệt" bằng sự cảm hóa

VTV.vn - Đây là cách trường THPT Đinh Tiên Hoàng, Hà Nội - nơi đã từng một thời nổi lên là nơi có quá nhiều học sinh cứng đầu - đã và đang thực hiện.

* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV Online!

TIN MỚI

    X

    ĐANG PHÁT

    Bản tin thời tiết chào buổi sáng 3 phút trước