Dù quy định cấm dạy thêm đã được thực thi, tuy nhiên, dư
luận vẫn chưa thực sự cảm thấy thuyết phục trước quyết định này, khi thực tế nhu cầu muốn được dạy thêm, học thêm trên tinh thần tự nguyện
tại TP.HCM không hề nhỏ. Trước mắt là khó khăn đối với giáo viên và
học sinh.
Trong buổi làm việc với Hội đồng nhân dân TP.HCM về tình hình
dạy thêm, học thêm, thầy giáo Nguyễn Văn Lợi, Hiệu trưởng Trường tiểu
học Thực hành sư phạm Phan Đình Phùng không kiềm chế được nỗi buồn khi
nghĩ về những thầy cô giáo không sống được bằng nghề, nay sẽ càng chật
vật hơn khi không được phép dạy thêm. Việc dạy thêm, học thêm trong
nhiều trường hợp ở trường tiểu học thực chất là giữ trẻ, tạo một môi
trường an toàn, lành mạnh cho con trẻ khi bố mẹ chưa kịp đón về.
"Khi nói về quy định cấm dạy thêm,
học thêm, nhiều người nghĩ ngay đến các hình thức tiêu cực trong giáo dục. Tuy
nhiên, trong bối cảnh cụ thể như việc gửi trẻ ở nhà trường trong khi bố mẹ chưa
đón được là nhu cầu thiết yếu của phụ huynh, của xã hội. Việc làm này không
những giúp ích cho giáo viên mà cả bản thân gia đình" -
thầy
giáo Nguyễn Xuân Quang (Hà Nội) chia sẻ.
Thầy giáo Nguyễn Xuân Quang cũng chia sẻ: "Theo quan điểm của tôi, việc cấm học
thêm còn tùy thuộc từng trường hợp. Mình hạn chế học thêm nếu giáo viên "găm"
bài, "găm" kiến thức ở trên lớp để chờ đến lớp học thêm ở nhà mới truyền đạt
lại. Hoặc giao bài tập về nhà, bài kiểm tra dựa trên kiến thức mà họ dạy ở lớp
học thêm. Trong trường hợp học sinh thật sự
có nhu cầu thì nên liên hệ với nhà trường, nhà trường sẽ xem xét để bố trí nhóm học".
Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam tại TV Online!