Người thầy khuyết tật "cõng" chữ về làng theo cách riêng biệt: Khi sống là cho, chết cũng là cho

Nguyễn Minh-Thứ bảy, ngày 20/11/2021 07:24 GMT+7

Không qua bất kỳ trường lớp sư phạm nào nhưng anh Phùng Văn Trường (Chương Mỹ, Hà Nội) vẫn được người dân vùng quê này trìu mến gọi bằng thầy.

VTV.vn - Đứng lớp bằng xe lăn, dùng miệng ngậm bút dạy học trò, chưa qua một lớp đào tạo sư phạm nào, nhưng anh Phùng Văn Trường (Hà Nội), vẫn được mọi người trìu mến gọi là thầy.

Đứng lớp bằng xe lăn, dùng miệng ngậm bút dạy học trò, chưa qua một lớp đào tạo sư phạm nào, nhưng anh Phùng Văn Trường (Nhân Lý, Nam Phương Tiến, Chương Mỹ, Hà Nội) vẫn được mọi người gọi là thầy. Có lẽ đây là thành quả kỳ diệu sau những tháng ngày nhọc nhằn luyện viết chữ bằng miệng của người đàn ông đầy nghị lực.

Người thầy khuyết tật cõng chữ về làng theo cách riêng biệt: Khi sống là cho, chết cũng là cho - Ảnh 1.

Những nét chữ được viết lên bằng... máu

Mỗi cánh diều bay lên mang theo bao niềm tin, khát vọng của những đứa trẻ triền đê. Trò chơi con trẻ ấy có lẽ ai cũng biết, nhưng có những người đó mãi mãi chỉ là ước vọng. Riêng cá nhân anh Phùng Tấn Trường, nỗi niềm còn nhiều hơn thế....

"Bố mẹ tôi sinh ra được 5 anh em, tôi là con đầu, sau tôi là 3 em gái, mãi sau bố mẹ sinh thêm 1 em trai út nên mọi kỳ vọng đều được bố mẹ đặt cả vào tôi. Nhưng đến khi các bạn đến tuổi đồng trang lứa đi được còn tôi thì không, lúc đấy gia đình chỉ nghĩ tôi bị bệnh chậm đi, thiếu canxi hoặc thiếu xương gì đấy...

"Nhưng mãi đến khi tôi 2, 3 tuối vẫn không đi được thi bố mẹ tôi được tin từ bác sĩ chuẩn đoán: tôi bị liệt đôi bàn chân!!!"

Anh Trường kể: "Tôi vẫn nhớ ánh mắt lúc đấy các bạn trong lớp nhìn tôi, hồi đấy, chỉ là đứa trẻ, tôi chỉ muốn bật khóc rồi về nhà ngay với bố mẹ. Nhưng vì những lời động viên của mẹ, của bố và cả cô giáo, tôi gắng học. Cho đến một ngày, tôi đọc được câu chuyện của thầy Nguyễn Ngọc Ký, bản thân tôi không cho phép mình tàn phế mà phải vươn lên để luyện tập".

Chưa dừng lại ở đó, khó khăn nhân lên gấp đôi khi đôi bàn tay của anh Trường cũng yếu dần đi và gặp trường hợp tương tự như đôi chân. Hết lớp 8, vì hai tay co cứng không thể cầm bút, đôi chân cũng không thể bước đi dù có nạng gỗ, anh Trường buộc phải nghỉ học. Chán nản, anh sống tách biệt với mọi người và đã từng có ý định tự sát để bố mẹ đỡ khổ. Không muốn để con buồn bã, hàng ngày, bố anh Trường đều cõng con ra đầu làng chơi với mọi người mặc những lời dị nghị bên tai.

Thế rồi, anh Trường quyết định xin bố mẹ mở cho quán tạp hóa đầu làng. Vì thương con, muốn con tiếp xúc với thế giới bên ngoài, bố mẹ anh đành chiều lòng. Nói đến đây mắt anh Trường nhoè đi, anh bảo: "Từ ngày có cửa hàng tạp hóa, tôi như người được hồi sinh. Lúc đó cứ nghĩ mỗi ngày mình lãi được 1 gói mỳ tôm thôi cũng hạnh phúc lắm rồi. Thế rồi có cái quán mình được tiếp xúc với mọi người, nhìn mọi người thấy yêu đời và phấn chấn hẳn lên".

Lắm hôm, đôi môi tứa máu, miệng cứng lại vì cắn bút quá lâu, bố thương bảo tôi dừng nhưng tôi biết, nếu một chút đau đớn này tôi không vượt qua thì bản thân tôi đúng là thành phế nhân rồi.

Thầy Phùng Văn Trường

Nhớ lại khoảng thời gian đầu tiên tập viết, anh Trường bồi hồi: "Mới đầu chưa quen, cán bút liên tục chọc vào họng đến bật máu. Tư thế viết bằng miệng buộc tôi phải cúi cả người và lưng xuống mặt bàn. Ban đầu chưa quen khiến mình thường xuyên bị hoa mắt, chóng mặt, lưng và cổ mỏi. Có nhiều lúc đau đớn mà không viết ra chữ gì, tôi quẳng giấy bút đi, không tập viết nữa. Nhưng sau lại tiếp tục. Ròng rã hơn tháng trời, cuối cùng tôi đã làm chủ được cây bút và bắt đầu viết rõ hơn".

Không bằng lòng với những con chữ ngả nghiêng, xiêu vẹo, anh quyết tâm luyện cho bằng được chữ đẹp. Anh tâm sự: "Viết được bằng miệng đã khó, viết đẹp thì gian nan và khó hơn rất nhiều. Muốn đẹp thì phải lái được bút, căn li chuẩn, tất cả các cơ mặt phải làm việc".

Người thầy khuyết tật cõng chữ về làng theo cách riêng biệt: Khi sống là cho, chết cũng là cho - Ảnh 4.

Sau thời gian dài luyện tập, anh Trường học được cách dùng hàm là điểm tựa, dùng răng cửa là ngón tay, dùng cổ để đưa những nét bút lên xuống. Nhìn những nét chữ bay bổng, điêu luyện của anh, không ai nghĩ những dòng chữ ấy lại được viết bằng miệng.

"Viết được bằng miệng đã khó, viết đẹp thì gian nan và khó hơn rất nhiều. Muốn đẹp thì phải lái được bút, căn li chuẩn, tất cả các cơ mặt phải làm việc".

Thầy Phùng Văn Trường

Người thầy khuyết tật cõng chữ về làng theo cách riêng biệt: Khi sống là cho, chết cũng là cho - Ảnh 6.

"Mọi người còn hay trêu bảo tôi không lo mất bút vì chiếc nào cũng có vết răng cắn chặt của tôi"

Người thầy khuyết tật cõng chữ về làng theo cách riêng biệt: Khi sống là cho, chết cũng là cho - Ảnh 7.

"Nhà nhiều bằng khen nhưng tôi có nó là động lực để tôi cố gắng hơn, cứ bụi là vợ tôi lại lau vì vợ tôi quý lắm, bảo muốn con nhìn rõ để thấy bố anh hùng thế nào".

Lớp học tình cờ, thư viện miễn phí

Không chỉ viết lên cuộc đời mình, anh còn dùng những nét chữ miễn phí ấy viết lên cuộc đời của bao lứa học sinh vùng quê Nhân Lý mà không lấy một đồng nào. Để hỏi thăm đến lớp học đầy ắp tình thương này của "thầy" Trường, từ người già đến trẻ nhỏ ai cũng hào hứng chỉ về ngôi nhà nhỏ ven đường làng. Một người đàn ông đã ngoài 40 nhưng được mệnh danh là "thần tượng" của những đứa trẻ làng.

Anh Trường chia sẻ: "Tôi sinh ra kém may mắn đôi bàn tay với chân bị tật nhưng lại khát con chữ. Nhìn các cháu học kém mà bố mẹ đi làm xa không có ai kèm cặp, tình yêu nghề giáo của tôi lớn lên thế là tôi quyết định mở lớp miễn phí dạy kèm các cháu.

Sau đấy, tôi đăng ký với chính quyền địa phương và kêu gọi mọi người cũng giúp đỡ tạo ra một thư viện sách nhỏ để mọi người cùng đọc hoặc cũng có thể mượn mang về cho mọi người cùng đọc.

Tôi dạy các cháu từ lớp 1 đến lớp 5, đối với tôi các cháu đến đây đa số học kém, nhiều cháu học hết lớp 1 lên lớp 2 vẫn phải tính bằng ngón tay hay thậm chí vừa đọc vừa đánh vần rất khó để theo được lớp. Không những thế bố mẹ các cháu cũng bận đi làm nên tôi nhận dạy các cháu để các cháu có thể nắm vững kiến thức hơn"

Ban đầu, anh Trường chỉ nhận dạy kèm miễn phí cho mấy đứa cháu họ để chúng bớt ham chơi. Sau này, bố mẹ tụi trẻ nhờ ngày càng nhiều, lớp học của anh trở nên đông đúc dần.

Người thầy khuyết tật cõng chữ về làng theo cách riêng biệt: Khi sống là cho, chết cũng là cho - Ảnh 8.

Đúng 14h chiều hàng ngày, những đứa trẻ vùng quê ấy lại kéo nhau đến với lớp học nhỏ, căn nhà nhỏ của vợ chồng anh Trường lại rộn rã tiếng dạy học, tiếng nói cười. Nhưng vì lớp tự tổ chức, lứa học sinh của anh không cố định ở một lớp mà trải từ lớp 1 đến lớp 5 và kiến thức không đồng đều. Do vậy, anh phải soạn giáo án riêng cho mỗi học sinh làm sao cho dễ hiểu, dễ tiếp thu nhất.

Lớp học đặc biệt này không có bảng đen, phấn trắng như những lớp học bình thường khác. Nhưng chỉ ở đây mới có một người thầy đầy tâm huyết, đầy tình yêu thương dành cho đám học trò. Những nét chữ đẹp, điêu luyện và chính xác từng ly được viết nên từ người thầy tật nguyền chính là động lực để những đứa trẻ cố gắng.

Người thầy khuyết tật cõng chữ về làng theo cách riêng biệt: Khi sống là cho, chết cũng là cho - Ảnh 9.

-Thầy ơi bài này em làm đúng chưa ạ? Em thấy chúng nó cứ díu vào nhau ấy ạ.

- Con này sai rồi nhé 51-20 phải bằng 31 cơ không phải bằng 32 nha. Sau Ngọc viết phải cách dòng ra nhé, dính hết vào nhau rồi này.

"Các cháu tiếp thu chậm không có nghĩa là không tiếp thu được, dạy một lần không nhớ thì dạy lại nhiều lần, dạy bao giờ các cháu nhớ được thì thôi. Như thế, sau này các cháu không đi học cao được thì cũng biết tính toán, rành mặt chữ mà làm ăn".

Thầy Phùng Văn Trường


Người thầy khuyết tật cõng chữ về làng theo cách riêng biệt: Khi sống là cho, chết cũng là cho - Ảnh 11.

Trong gian nhà nhỏ, thầy Trường ngồi xe lăn ở giữa, các dãy bàn kê hình chữ U xung quanh. Mỗi khi nghe tiếng học sinh gọi, thầy Trường điều khiển xe lăn đến để hướng dẫn tận tình. Phụ huynh gửi con ở đây không chỉ để con em mình luyện chữ, học tính, mà còn để học ý chí của người thầy ngồi xe lăn.

Người thầy khuyết tật cõng chữ về làng theo cách riêng biệt: Khi sống là cho, chết cũng là cho - Ảnh 12.

Thậm chí trong lớp học, nhiều người dân lớn tuổi trong làng không biết chữ cũng đến nhờ thầy Trường kèm cho, cho các cô ấy biết đọc biết viết - "Thì việc đấy mình nghĩ là nó vừa sức với mình, trong khả năng mình dạy được mình vẫn nhận dạy miễn mọi người hiểu. Không những thế, mình cảm thấy công việc dạy học này vô cùng ý nghĩa"

Người thầy khuyết tật cõng chữ về làng theo cách riêng biệt: Khi sống là cho, chết cũng là cho - Ảnh 13.

Sống là cho, chết cũng là cho

"Ai cũng thế thôi, một là mình sống chỉ mong muốn là mình phải là người có ích cho xã hội mà hai nữa mình muốn được làm việc. Cuộc đời tôi sống trong bệnh tật từ nhỏ, không lao động được nhưng may mắn là trời thương, cho mình viết chữ được bằng miệng, thay đôi tay để đưa con chữ tới các em. Dạy học là niềm đam mê lớn nhất của mình và một phần mình muốn được sống có ích chứ mình không thể sống lay lắt mãi được. Kể cả mình sống có một ngày, mình vẫn chọn được làm nghề giáo" - thầy Trường chia sẻ về quyết định đầy nghị lực của bản thân - "Mình tạo ra được lớp học như thế này thì mình rất là vui và rất tự hào. Tự hào ở đây vì mình là một người khuyết tật. Làm công việc gì cũng khó khăn ấy mà mình lại vươn lên được như vậy. Mình tự hào với bố mẹ , nhìn ánh mắt bố mẹ nhìn mình, mình biết bố mẹ nghĩ rằng đứa con khuyết tật của bố mẹ có được niềm vui như này, sống tốt, được mọi người tôn trọng và yêu thương"

Khi được hỏi rằng dạy học như này, anh có bị người dân nghi ngờ về trình độ và bằng cấp của mình không, anh Trường đáp: "Ban đầu thì chắc chắn là có, có những lời nói còn khiến tôi phải suy nghĩ rất nhiều như 'tàn tật thân mình chưa lo xong thì lo cho ai', 'học hành ít lại còn dạy con nhà người ta nhỡ hỏng kiến thức các cháu thì sao' hay 'Nghĩ mình là Nguyễn Ngọc Ký thứ 2 à mà đòi dạy học'. Nghe xong những câu nói ấy tôi buồn lắm. Nhưng về sau khi mọi người nhìn vào kết quả các cháu đạt được, sự nỗ lực và cố gắng của tôi mọi người dần công nhận, lớp học ngày càng đông hơn, lúc đấy tôi biết tôi đã làm tốt".

Người thầy khuyết tật cõng chữ về làng theo cách riêng biệt: Khi sống là cho, chết cũng là cho - Ảnh 14.

"Thầy Nguyễn Ngọc Ký viết bằng đôi chân, còn tôi đem con chữ của mình tới trẻ em làng Nhân Lý bằng miệng"

Nghĩ là làm, ngày đêm khổ luyện, không chỉ tập viết theo các chữ cái trong sách vở, tivi, anh còn sáng tạo ra những cách viết sao cho đẹp và độc đáo. Để rồi những dòng chữ được viết lên từ miệng khiến nhiều người phải trầm trồ thán phục.

Người thầy khuyết tật cõng chữ về làng theo cách riêng biệt: Khi sống là cho, chết cũng là cho - Ảnh 15.


"Tôi mỗi năm mỗi yếu, không biết còn duy trì lớp học được lâu nữa hay không. Nhưng thôi, dù mình có yếu đến mấy, sức khoẻ của mình vẫn trụ được, còn viết được, còn nói được, các cháu vẫn đến với mình thì mình vẫn sẽ dạy"

Thầy Phùng Văn Trường


Người thầy khuyết tật cõng chữ về làng theo cách riêng biệt: Khi sống là cho, chết cũng là cho - Ảnh 17.

Chính vì thế, hơn mười năm nay, căn nhà nhỏ của anh Phùng Văn Trường đã trở thành không gian học "trong mơ" của nhiều em nhỏ ở vùng quê nghèo trong huyện Chương Mỹ. Không gian học tập tuy không rộng, bàn ghế không nhiều, điều kiện ánh sáng không đủ nhưng chưa bao giờ vắng bóng tiếng ê a của lũ trẻ học bài.

Người thầy khuyết tật cõng chữ về làng theo cách riêng biệt: Khi sống là cho, chết cũng là cho - Ảnh 18.
Người thầy khuyết tật cõng chữ về làng theo cách riêng biệt: Khi sống là cho, chết cũng là cho - Ảnh 19.

Ngoài việc dạy học miễn phí, anh Trường còn tổ chức thư viện miễn phí cho những đứa trẻ nghèo quê mình có thể tìm tòi, khám phá thông qua những trang sách.

Đều đặn mỗi ngày sau giờ tan trường, những đứa trẻ lại ríu rít cắp sách đến nhà của người thầy có biệt tài viết chữ đẹp bằng miệng, say sưa bên những trang vở, đánh vật với từng con chữ.

"Các cháu đến tíu tít cả ngày, nhoằng cái hết một buổi, có khi mình quên là bị bệnh tật, sống lạc quan hơn. Tuy mình kém may mắn nhưng hằng ngày các cháu đến học, đến mượn sách thì thấy hạnh phúc lắm, không tự ti nữa mà lạc quan sống. Số phận mình bất hạnh mà các cháu vẫn đến với mình để học tức là mình đã sống không vô nghĩa, đã sống có ích cho cuộc đời," anh Trường chia sẻ.

Người thầy khuyết tật cõng chữ về làng theo cách riêng biệt: Khi sống là cho, chết cũng là cho - Ảnh 20.
Người thầy khuyết tật cõng chữ về làng theo cách riêng biệt: Khi sống là cho, chết cũng là cho - Ảnh 21.

Để có phương pháp học hiệu quả và hợp lý, ngoài thời gian giảng dạy, anh Trường còn tìm hiểu thêm kiến thức qua sách báo, tivi. Anh Trường đánh giá đúng lực học của từng em để có cách dạy sao cho phù hợp.

Dạy thôi chưa đủ, anh Trường còn thường xuyên động viên, khuyến khích các em nhỏ và yêu mến chúng thực sự bằng cả tấm lòng. Bởi theo anh, thứ quý giá nhất mà con người có được đó là tình thương, cần đánh thức "hạt giống" tốt đẹp đó, giúp cho chúng nảy mầm và ngày càng phát triển.

Người thầy khuyết tật cõng chữ về làng theo cách riêng biệt: Khi sống là cho, chết cũng là cho - Ảnh 22.

Anh Trường tâm niệm, con người ta sống trên đời không nên để phí, những gì có thể cho anh sẽ cống hiến hết cho đời. Bởi cho đi là còn mãi mãi, cuộc sống vô thường biết đâu hôm nay còn ngồi đây nhưng ngày mai kia đã rời xa rồi.

Bởi thế, khi thấy sức khỏe giảm sút đi nhiều, không thể tự lên xuống xe lăn, dạy học đều đặn như trước nữa, anh luôn ấp ủ một ước nguyện cuối cùng là được hiến tạng cho y học, giúp đỡ những mảnh đời kém may mắn khác.

"Chuyện hiến tạng vốn là ước nguyện của tôi. Nếu như một người nào đó quanh năm sống trong bóng tối, nhờ có tôi mà họ nhìn được thì tôi ra đi còn một chút ý nghĩa cho đời", anh Trường chia sẻ

Hơn thế, anh còn mong muốn mình sẽ là người tiên phong để phong trào hiến tạng ở quê hương anh phát triển - "Thân mình là giả tạo, giống như cái áo, rách thì phải thay. Nhưng những phần nguyên vẹn còn sót lại trên chiếc áo đó còn có thể vá lại cho chiếc áo khác hoàn hảo hơn thì nên làm". Đó cũng là cách mà anh muốn cảm ơn đến cuộc đời đã cho anh được sống mạnh mẽ...

* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV OnlineVTVGo!

TIN MỚI

    X

    ĐANG PHÁT

    Bản tin thời tiết chào buổi sáng 3 phút trước