Nguy cơ thiếu nhân lực khoa học cơ bản

Bích Ngọc, Gia Hiếu-Thứ sáu, ngày 07/10/2022 21:12 GMT+7

VTV.vn -Chênh lệch từ tuyển sinh đầu vào của các trường đại học có thể dẫn tới nguy cơ thiếu hụt nhân lực cho một số ngành là xương sống cho công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.

Một số ngành học thu hút đông thí sinh với điểm đầu vào cao. Ngược lại, những ngành cơ khí, khoa học cơ bản xây dựng lại có rất ít người theo học.

Kết thúc tuyển sinh, sự chênh lệch giữa các ngành của Đại học Giao thông Vận tải khá rõ ràng. Các ngành "hot" là logistics, công nghệ thông tin lấy điểm chuẩn cao, chỉ tiêu hơn 100 thì có hàng trăm thí sinh đăng ký, còn việc tuyển sinh cho các ngành đào tạo truyền thống của trường vẫn luôn gặp khó khăn.

Nguy cơ thiếu nhân lực khoa học cơ bản - Ảnh 1.

Nhiều ngành, nhiều trường đại học khác cũng trong cảnh dù lấy điểm rất thấp vẫn tuyển không đủ chỉ tiêu. Đó là nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản, tài nguyên môi trường, mỏ địa chất, kỹ thuật xây dựng… Thiếu hụt nhân lực cho những ngành, lĩnh vực cơ bản phục vụ phát triển kinh tế xã hội là nguy cơ hiện hữu. Ngay từ bây giờ, rất nhiều doanh nghiệp đã khó tuyển dụng.

Đào tạo bám sát nhu cầu của thị trường lao động là điều cần thiết nhưng để không lãng phí nguồn nhân lực do chạy theo xu hướng, bỏ quên các ngành cơ bản, các chuyên gia cho rằng sự chủ động của các trường đại học đóng vai trò quan trọng.

Nguy cơ thiếu nhân lực khoa học cơ bản - Ảnh 2.

Một trong những lý do khiến người học không mặn mà với các ngành khoa học cơ bản là do chưa hiểu đúng về cơ hội việc làm. Vì vậy, công tác truyền thông, hướng nghiệp từ sớm và hiệu quả cho học sinh ngay từ bậc phổ thông cần được đẩy mạnh.

* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV OnlineVTVGo!

Cùng chuyên mục

TIN MỚI

    X

    ĐANG PHÁT

    Bản tin thời tiết chào buổi sáng 3 phút trước