Đáng nói, không chỉ các trường ngoài công lập mà ngay cả các trường đại học công lập có tiếng điểm đầu vào rất cao cũng không tuyển đủ thí sinh theo kế hoạch.
Năm học này, Trường Đại học Gia Định chỉ tuyển được 1.700 chỉ tiêu. Hết đợt 1, chỉ tuyển được 65% thí sinh, trường quyết định tuyển bổ sung gần 300 chỉ tiêu, kéo dài đến ngày 7/10.
"Các em chưa cập nhật thông tin hoặc chưa đăng ký. Nhiều em gọi đến trường đăng ký nhầm nguyện vọng, chưa đóng tiên, chúng tôi đều hướng dẫn thực hiện theo đúng quy định của Bộ, tạo điều kiện thuận lợi nhất cho các em trúng tuyển vào đại học", Thạc sĩ Trịnh Hữu Chung, Phó Hiệu trưởng trường Đại học Gia Định, cho biết.
Thí sinh đến nhập học tại trường Đại học Công nghiệp Thực phẩm Thành phố Hồ Chí Minh. (Ảnh minh họa - Ảnh: TTXVN)
Trường Đại học Hùng Vương có tổng chỉ tiêu tuyển sinh trên 2.000 em. Kết thúc đợt xét tuyển đầu tiên, trường chỉ mới tuyển được dưới 500 chỉ tiêu. Vì vậy trường phải bổ sung đến hơn 1.600 chỉ tiêu, gấp 3 lần so với con số đã tuyển được đợt 1.
Năm nay, việc xét tuyển bổ sung của các trường tăng cả ở khối trường công lập và ngoài công lập, thậm chí có những trường, những ngành xét tuyển bổ sung lại là những ngành có điểm chuẩn cao.
Kết thúc đợt 1 kỳ tuyển sinh năm 2022, cả nước có khoảng 90 trường xét tuyển bổ sung. Điều này khiến nhiều trường băn khoăn, liệu rằng việc xét tuyển 1 nguyện vọng duy nhất và thực hiện quy trình tuyển sinh mới có tác động đến kết quả tuyển sinh hay không.
* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV Online và VTVGo!