Nỗ lực sáng tạo trong dạy học ở vùng sông nước

Kim Hải (Ban Thời sự)-Thứ hai, ngày 21/09/2020 06:00 GMT+7

VTV.vn - Ở một ngôi trường tiểu học ở huyện ngoại thành TP Cần Thơ, sự yêu nghề, mến trẻ, tận tụy của các thầy cô đã giúp mỗi ngày đến trường với học trò thực sự là một ngày vui.

Cách đây 59 năm, từ tiếng trống Bắc Lý, phong trào thi đua Hai tốt đã được khởi xướng và lan tỏa trong ngành giáo dục. Suốt 59 năm qua, "dạy tốt, học tốt" đã trở thành phương châm dạy học của toàn ngành giáo dục, đi vào từng công việc cụ thể của mỗi giáo viên.

Hiện nay, ngoài tiếp tục nỗ lực "dạy tốt, học tốt", đội ngũ giáo viên cũng tích cực đổi mới sáng tạo trong dạy và học, với mong muốn đem tâm huyết và trí tuệ của mình góp phần thúc đẩy đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục đào tạo.

Nỗ lực sáng tạo trong dạy học ở vùng sông nước - Ảnh 1.

Ngôi trường của cô Huỳnh Thị Kim Lợi nằm bên dòng kênh ở xã Trường Thành, huyện Thới Lai, TP Cần Thơ. Con đường đến trường đã trở nên quen thuộc với cô 19 năm nay.

Hàng ngày, ngoài giờ lên lớp, cô Lợi dành thời gian phụ đạo thêm các học sinh có học lực còn yếu. Lê Thị Bích Ngân là một trong số đó. Do hoàn cảnh gia đình, Ngân phải nghỉ học ở nhà 2 tháng. Bỏ lỡ nhiều kiến thức nên khi đi học trở lại, em gặp nhiều khó khăn để theo kịp bạn bè nhưng cô Huỳnh Kim Lợi, xuất phát từ tình yêu thương của mình với học sinh nên không quản ngại thời gian hay công sức giúp các em rèn luyện, nắm vững kiến thức để theo kịp bạn bè, học lên lớp trên cho tốt hơn.

Không chỉ tập trung vào dạy học, những năm gần đây, các giáo viên như cô Lợi còn dành nhiều thời gian tham gia tập huấn, nghiên cứu những đổi mới trong chương trình để từng bước ứng dụng vào thực tiễn dạy học.

Những giờ học trải nghiệm luôn tạo hứng thú cho các học sinh. Vườn cây trái gần trường trở thành lớp học. Các loại cây trái trong vườn trở thành vật liệu để dạy học. Những kiến thức gần gũi, thiết thực đến với các em một cách trực quan và tự nhiên. Tình cảm thầy trò càng trở nên gắn bó sau mỗi giờ học.

Thi đua yêu nước, với những giáo viên như cô Lợi không phải là điều gì đó đao to búa lớn mà giản dị là làm sao để đặt hết tâm huyết, trách nhiệm và sự sáng tạo vào từng công việc chuyên môn hàng ngày với mong muốn lớn nhất là giúp học sinh tiến bộ mỗi ngày thêm yêu trường, yêu lớp, khát khao vươn lên trong học tập và cuộc sống. Đó là một công việc lặng thầm, nhiều trăn trở, khó khăn nhưng chan chứa niềm vui và tình yêu thương.

Kết nối việc làm cho sinh viên ngay từ trong trường Kết nối việc làm cho sinh viên ngay từ trong trường Học sinh được sử dụng điện thoại trong lớp - Thầy cô, phụ huynh nghĩ gì? Học sinh được sử dụng điện thoại trong lớp - Thầy cô, phụ huynh nghĩ gì? Học sinh Việt Nam không thể thiếu năng lực số Học sinh Việt Nam không thể thiếu năng lực số

* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV Online!

TIN MỚI

    X

    ĐANG PHÁT

    Bản tin thời tiết chào buổi sáng 3 phút trước