Sinh viên nên làm gì để tự bảo vệ trước tin giả?

Anh Thư (Ảnh: NVCC)-Chủ nhật, ngày 13/10/2024 05:56 GMT+7

Ảnh minh họa (Getty Images)

VTV.vn - Những tin tức sai lệch lan truyền chóng mặt có thể gây ra nhiều hậu quả nghiêm trọng cho người tiếp nhận.

Nguyễn Trung Hiếu, sinh viên năm thứ 2 song ngành Đông phương học - Quan hệ quốc tế, Trường Đại học Khoa học Xã hội & Nhân văn, Đại học Quốc gia TP Hồ Chí Minh, chia sẻ đã gặp phải tình huống có những thành phần xấu sử dụng nick ảo để trà trộn vào các diễn đàn học đường, bình luận vào các bài hỏi ý kiến, thắc mắc của tân sinh viên nhằm đưa những thông tin không chính xác, những ý kiến chủ quan và tiêu cực.

Sinh viên nên làm gì để tự bảo vệ trước tin giả? - Ảnh 1.

Sinh viên Nguyễn Trung Hiếu

Trung Hiếu cho biết, đã có không ít sinh viên vì tin vào những thông tin chưa được kiểm chứng nên đã dẫn tới thiệt hại cả về tiền bạc, bị ảnh hưởng về sức khỏe, tinh thần. Rút kinh nghiệm từ thực tế đó, Trung Hiếu nhận thấy việc trang bị kỹ năng phòng chống tin giả là rất cần thiết và tư duy phản biện là một công cụ quan trọng. Để không bị dẫn dắt bởi thông tin sai lệch, sinh viên cần phải tự trang bị một "bộ lọc" qua việc liên tục đặt câu hỏi và phản biện.

Bạn Hồ Thị Thu Thủy, Đội trưởng Đội tranh biện UDA (USSH Debate Association - Trường Đại học Khoa học Xã hội & Nhân văn, Đại học Quốc gia TP Hồ Chí Minh) thì cho rằng, kỹ năng tranh biện và phản biện rèn luyện cho sinh viên khả năng đặt câu hỏi và phân tích vấn đề từ nhiều góc nhìn khác nhau, từ đó trở nên có chính kiến hơn. "Một môi trường đa văn hóa và tôn trọng ý kiến cá nhân sẽ giúp sinh viên không cảm thấy lạc lõng, và từ đó phát triển tốt hơn khả năng tư duy độc lập", Thu Thủy chia sẻ.

Sinh viên nên làm gì để tự bảo vệ trước tin giả? - Ảnh 2.

Hồ Thị Thu Thủy

Bên cạnh kỹ năng phản biện, khả năng thông hiểu truyền thông (media literacy) cũng là "bộ giáp" để sinh viên phòng tránh tin giả. Diệp Phạm Phương Uyên, Cố vấn chuyên môn cho Dự án kiểm chứng tin giả "Độc giả Đọc thật", giải thích: "Tin giả thường bắt nguồn từ những trang thông tin không chính thống hoặc có mục đích câu tương tác. Dấu hiện dễ nhận biết nhất là người chia sẻ không phải là người có liên quan hay chuyên môn đến vấn đề chia sẻ (ví dụ người bán hàng trực tuyến lại chia sẻ nghiên cứu về vaccine COVID-19)".

Sinh viên nên làm gì để tự bảo vệ trước tin giả? - Ảnh 3.

Diệp Phạm Phương Uyên

Phương Uyên thông tin thêm, thông hiểu truyền thông bao gồm hiểu truyền thông vận hành ra sao, đặc biệt là thông tin được sản xuất thế nào, ai là người đứng sau, làm sao để đoán và tìm hiểu mục tiêu của người đưa thông tin. Việc tham gia các khóa học về media literacy hoặc theo dõi cách hoạt động của tổ chức kiểm chứng thông tin cũng là những cách hiệu quả để sinh viên nâng cao kỹ năng này.

"Bình tĩnh trước những tin thôi thúc mình bình luận hoặc chia sẻ cũng rất cần thiết. Ngoài ra, các bạn cũng nên tập thói quen kiểm tra các nguồn đưa thông tin và kiểm tra thông tin mình tiếp nhận", Phương Uyên nhắn nhủ.

Tin giả - Virus độc hại gây hại cho cá nhân và xã hội Tin giả - Virus độc hại gây hại cho cá nhân và xã hội

VTV.vn - Tin giả như một loại virus độc hại với muôn hình vạn trạng các chiêu trò, thủ đoạn. Hậu quả để lại là những tổn thương về danh dự, uy tín của các cá nhân, tổ chức.

* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV OnlineVTVGo!

Cùng chuyên mục

TIN MỚI

    X

    ĐANG PHÁT

    Bản tin thời tiết chào buổi sáng 3 phút trước