Tăng học phí trong lộ trình tự chủ đại học

Đức Hạnh (Ban Thời sự)-Thứ bảy, ngày 13/06/2020 05:25 GMT+7

VTV.vn - Đây là khẳng định của nhiều trường đại học sau khi công bố mức học phí mới.

Nhiều trường Đại học công lập công bố tăng học phí, đặc biệt là khối ngành sức khỏe mức học phí mới có trường tăng gấp 3 lần so với trước đây.

Đại học Y Dược TP.HCM điều chỉnh học phí giao động từ 30- 70 triệu đồng/năm tùy ngành. Khoa Y thuộc Đại học Quốc gia TP.HCM điều chỉnh mức học phí dao động từ 55 triệu đến 88 triệu đồng/năm. Mức học phí mới của trường Đại học Y Dược Cần Thơ tăng từ 19,2 triệu đồng/ năm lên 24 triệu đồng/năm.

Ở khối ngành kỹ thuật, Đại học Sư phạm Kỹ thuật cũng dự kiến tăng học phí, dao động từ 17,5 triệu đồng đến 32 triệu đồng/năm, tức tăng 1-2 triệu đồng so với năm học trước. Mức học phí Đại học Luật TP.HCM áp dụng trong năm nay dao động từ 18 triệu đồng - 49,5 triệu đồng/ năm, tăng 1 triệu đến 5 triệu đồng tùy từng ngành. Đại học Công nghệ Thông tin TP.HCM cũng có sự điều chỉnh mức học phí trong năm học này.

Câu hỏi được nhiều người đặt ra lúc này là việc các trường tăng học phí có đi kèm với tăng chất lượng đào tạo, nhất là với trường ĐH Y Dược TP.HCM, mức học phí mới tăng gấp 3 lần so với mức cũ. Điều này cũng dễ hiểu, bởi suy cho cùng, điều mà xã hội quan tâm vẫn là sản phẩm đào tạo mà ở đây chính là con người. Nhiều trường vẫn khẳng định là tăng học phí nằm trong lộ trình tự chủ tài chính của trường.

Tại 1 trong 5 trung tâm mô phỏng lâm sàng hiện đại bậc nhất khu vực châu Á, sinh viên được thao tác trên các thiết bị mô phỏng giống như tình huống thực tế, nhằm tăng khả năng thực hành các kỹ năng một cách thành thạo trước khi sinh viên tiếp xúc trực tiếp với bệnh nhân. Mong muốn của Ban Giám hiệu trường Đại học Y Dược TP.HCM là tạo cơ hội nhiều hơn để sinh viên tiếp cận phương pháp giảng dạy hiện đại trong tương lai.

Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật là 1 trong 26 trường Đại học trên cả nước được thí điểm tự chủ tài chính từ năm 2017. Kể từ khi tự chủ, ý thức học tập sinh viên của trường cũng cao hơn hẳn.

Theo nhiều chuyên gia, việc tăng học phí còn góp phần tạo sự công bằng trong việc tiếp cận đại học tại Việt Nam, nhất là với sinh viên nghèo. Bởi, nếu học phí thấp, các trường không đủ nguồn thu để cấp học bổng cho sinh viên. Vì thế, chỉ sinh viên từ gia đình khá giả mới vào đại học và chi phí đào tạo các sinh viên này lại được nhà nước bao cấp là chủ yếu.

Tăng học phí là điều không thể tránh khỏi khi các trường đại học áp dụng cơ chế tự chủ. Tuy nhiên, đây chưa phải là điều kiện tiên quyết để quyết định chất lượng đào tạo. Vì thế, song song với tăng học phí, các trường cần sử dụng hiệu quả các nguồn lực, nâng cao trách nhiệm xã hội để đảm bảo chất lượng đào tạo và khả năng tiếp cận đại học của người học.

Vì sao học phí một số đại học tăng hàng chục triệu đồng? Vì sao học phí một số đại học tăng hàng chục triệu đồng?

VTV.vn - Theo lý giải của đại diện một số trường, vì từ nay các trường phải tự chủ tài chính nên sinh viên sẽ cùng đóng góp với nhà trường để đảm bảo chi phí đào tạo.

* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV Online!

TIN MỚI

    X

    ĐANG PHÁT

    Bản tin thời tiết chào buổi sáng 3 phút trước