Thách thức về tâm lý và chuyên môn khi học sinh đi học trở lại

Ban Thời sự-Thứ tư, ngày 27/10/2021 19:35 GMT+7

VTV.vn - Trở lại trường sau nhiều tháng học online, học sinh gặp khó khăn do hổng kiến thức, phụ huynh lo lắng về an toàn của con còn giáo viên vất vả sắp xếp lại nền nếp học tập.

TP Hồ Chí Minh có 2 trường ở xã đảo Thạnh An, huyện Cần Giờ cho học sinh đi học trở lại. Hiện thành phố cũng đã ban hành bộ tiêu chí an toàn trường học trong phòng chống dịch. Trong đó, có những quy định chi tiết như khoảng cách giữa mọi người trong phòng học phải đảm bảo 1m trở lên, ngoài phòng làm việc phải từ 2m trở lên, đảm bảo 30 học sinh/vòi rửa. Các trường phải đạt 6 tiêu chí mới được mở cửa đón học sinh nhưng để hiện thực hóa, với nhiều trường, đây thực sự là thách thức.

Là 1 trong 2 trường học đầu tiên tại TP Hồ Chí Minh được mở cửa đón học sinh trở lại, sau hơn 1 tuần, trường Tiểu học Thạnh An, huyện Cần Giờ dạy học trực tiếp cho khối lớp 1, lớp 2 gặp nhiều thuận lợi, trường đã sẵn sàng cho kế hoạch tiếp tục đón các khối lớp khác trở lại trường.

Thách thức về tâm lý và chuyên môn khi học sinh đi học trở lại - Ảnh 1.

Khác với ngôi trường nằm biệt lập ở đảo xanh Thạnh An, nhiều trường nội thành gặp phải thách thức khi sĩ số lớp đông. Bên cạnh thách thức về việc đảm bảo giãn cách khi sĩ số học sinh đông, thì việc đảm bảo cơ sở vật chất đặc biệt là vòi rửa tay sao cho tương ứng với số cán bộ, học sinh trong trường cũng là một khó khăn.

Với gần 2.000 người thì trường học cần gần 70 vòi rửa tay để đảm bảo 30 người 1 vòi rửa. Lúc này, các trường gặp phải vướng mắc này cũng đang chờ kinh phí để lắp đặt đầy đủ. Trước những khó khăn này, nhiều trường vẫn đang phải nỗ lực hoàn thiện phương án để có thể đạt tiêu chuẩn, đón học sinh trở lại.

Thách thức về tâm lý và chuyên môn khi học sinh đi học trở lại - Ảnh 2.

Bên cạnh nỗi lo đảm bảo an toàn phòng dịch cho giáo viên, học sinh, lại thêm một nỗi lo, thách thức khác đó là sau thời gian dài dạy và học online, kiến thức của các em học sinh chắc chắn cũng bị "rơi rụng", không thể đạt kết quả như khi thầy và trò cùng trên lớp, sát sao quan tâm. Thực hiện giảm tải chương trình học chỉ là một phần, các trường học cũng cần sẵn sàng tạo điều kiện, dành thời gian để củng cố kiến thức cho các em, sao cho các em trở lại học tập trung với tâm lý thoải mái, không cảm thấy hụt hẫng, bỡ ngỡ.

Thông tin từ Bộ Giáo dục và Đào tạo, hiện có tới hàng chục nghìn học sinh theo bố mẹ từ vùng tâm dịch trở về quê nhà để tránh dịch. Nhiều em về quê trong tình trạng không thể rút hồ sơ học bạ, giấy tờ ở trường cũ, cũng không mang theo được nhiều sách vở. Việc học hành bị đảo lộn, phải thích ứng với cuộc sống mới, bộn bề những khó khăn. Bộ Giáo dục và Đào tạo đã có văn bản yêu cầu các địa phương tạo điều kiện tối đa cho những học sinh thuộc đối tượng này để các em sớm được nhập học, làm quen với thầy cô, bè bạn mới.

Ngoài ra, một vấn đề mà hơn lúc nào hết, giáo viên và nhà trường cần giúp học sinh đó là vượt qua những áp lực tâm lý trực tiếp và gián tiếp gây ra bởi COVID-19. Ở Việt Nam hiện chưa có thống kê cụ thể nhưng qua 116 khảo sát thực hiện ở nhiều nước trên thế giới nửa đầu năm nay, gần 130.000mẫu khảo sát của trẻ em đều cho kết quả sức khỏe tinh thần bị tác động tiêu cực.

Trường học phải đóng cửa vì dịch bệnh, học sinh không thể đi học trực tiếp. Thời gian ở nhà quá lâu và tiếp xúc với thiết bị điện tử tăng lên khiến nhóm trẻ từ 3-6 tuổi xuất hiện nhiều hành vi xung động thái quá. Nhóm trẻ 6-12 tuổi qua khảo sát cho thấy sức khỏe tinh thần kém đi. Còn những em lớn hơn từ 15-18 tuổi có triệu chứng lo âu, trầm cảm cao hơn hẳn. Thời điểm lo lắng nhiều nhất thường là 6 tuần sau giãn cách.

Không phải trường học nào cũng có một phòng tư vấn học đường với chuyên gia tâm lý chuyên sâu nhưng để phòng này tư vấn hoạt động thực chất, học sinh chủ động tìm đến đây lại là câu chuyện không đơn giản. Một mô hình đang được các chuyên gia tâm lý khuyến khích đó là tiết học với công thức K-D-T: Kịch bản, Diễn xuất, Thời gian. Ở đó, giáo viên xây dựng bài giảng như một kịch bản hấp dẫn, họ diễn xuất thú vị để lôi kéo học sinh hứng thú học tập và chia nhỏ thời gian hợp lý phù hợp cho trẻ tiếp thu tốt nhất. Gọi là công thức nhưng không hề cứng nhắc, trái lại còn là phương pháp linh hoạt để giải quyết song song cả chuyện dạy kiến thức và tâm lý của học trò.

* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV OnlineVTVGo!

TIN MỚI

    X

    ĐANG PHÁT

    Bản tin thời tiết chào buổi sáng 3 phút trước