Tuy nhiên, Sở Giáo dục và Đào tạo Thành phố Hồ Chí Minh sẽ phối hợp với Sở Y tế theo dõi, đánh giá, chủ động tham mưu cơ sở giáo dục trên địa bàn để chuẩn bị phương án dạy và học.
Theo ông Trịnh Duy Trọng, ngay từ khi bắt đầu tổ chức đi học trực tiếp trở lại, việc này luôn được thực hiện trên quan điểm và nguyên tắc là: UBND cấp quận, huyện trên cơ sở tình hình dịch bệnh và sự chuẩn bị của các cơ sở giáo dục sẽ quyết định việc học trực tiếp, theo nguyên tắc "an toàn tới đâu, mở tới đó". Cơ sở nào đáp ứng đầy đủ các điều kiện về an toàn thì mở dạy học trực tiếp trước. Nguyên tắc này cũng được áp dụng đối với khối mầm non và tiểu học.
"Dù dịch có diễn biến mới, địa phương sẽ căn cứ tình hình để có kế hoạch chuẩn bị, phương án cụ thể", ông Trọng nói. Ông cho biết thêm Sở GD&ĐT vừa tổ chức 2 hội nghị để quán triệt đến cơ sở giáo dục ở từng cấp học về quy định phòng, chống dịch. Từ đó, mỗi cơ sở có sự chuẩn bị, chủ động xử lý tình huống ở giai đoạn sau Tết tốt nhất.
Ngày 19/1, Sở Y tế TP Hồ Chí Minh cho biết TP Hồ Chí Minh phát hiện một chùm ca Omicron lây nhiễm từ cộng đồng trong một gia đình có người từ Khánh Hòa về. Sau khi điều tra dịch tễ, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật TP Hồ Chí Minh đã chuyển các bệnh nhân qua Bệnh viện Dã chiến số 12 để điều trị.
Đây được xem là chùm ca mắc COVID-19 nhiễm biến chủng Omicron đầu tiên trong cộng đồng tại TP Hồ Chí Minh.
Theo bà Nguyễn Thị Huỳnh Mai, Chánh văn phòng Sở Y tế TP Hồ Chí Minh, cho biết TP Hồ Chí Minh hiện có 68 ca nhiễm Omicron, trong đó 65 ca nhập cảnh, 3 ca cộng đồng.
Đến nay, TP Hồ Chí Minh tiêm 19.957 trường hợp người thuộc nhóm nguy cơ nhưng chưa tiêm vaccine tại TP Hồ Chí Minh, chiếm 78,1% trong tổng số người thuộc nhóm nguy cơ. Số còn lại là trường hợp nhiễm bệnh, được điều trị tại nhà hoặc cơ sở tập trung. Khi đủ điều kiện, ngành y tế sẽ tư vấn và đưa đội tiêm đến tận nhà.
* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV Online và VTVGo!