Trí tuệ nhân tạo: Lợi ích và thách thức đối với giáo dục

Ban Thời sự-Thứ hai, ngày 13/02/2023 18:35 GMT+7

VTV.vn - Đối với giáo dục, sự phát triển mạnh mẽ của trí tuệ nhân tạo (AI) đang định hình tương lai giáo dục của tất cả các quốc gia trên thế giới.

Trí tuệ nhân tạo (AI) không chỉ là xu hướng mà đang ảnh hưởng sâu rộng đến các khía cạnh xã hội. Bộ GD-ĐT đã tổ chức Tọa đàm "ChatGPT, Trí tuệ nhân tạo - Lợi ích và thách thức đối với giáo dục". Có thể xem đây là sự nắm bắt nhanh nhạy với mối quan tâm chung của xã hội, để kịp thời thích ứng với những thay đổi mạnh mẽ của công nghệ đến giáo dục. 

Toạ đàm bao gồm 2 chủ đề thảo luận: Trí tuệ nhân tạo và tương lai giáo dục; Trí tuệ nhân tạo trong bối cảnh đổi mới giáo dục. Điều mà các diễn giả cùng thống nhất đó là trí tuệ nhân tạo đã mang lại những lợi ích to lớn cho giáo dục. Người học được tiếp cận khối lượng kiến thức khổng lồ. Giờ đây, họ có một trợ lý để cá nhân hóa hiệu quả việc học tập của mình trở nên hiệu quả hơn, nhanh gọn hơn. Bộ Giáo dục và Đào tạo nhìn nhận những thách thức và cả những thuận lợi khi sử dụng trí tuệ nhân tạo.

Những phần mềm, công cụ học tập tổng hợp kiến thức từ dữ liệu của bất cứ người dùng Internet nào, vì thế, đó có thể là những kiến thức sai lệch hoặc mang quan điểm định kiến. Các chuyên gia công nghệ chia sẻ một khái niệm gọi là: Trí tuệ nhân tạo có trách nhiệm.

Nhiều người đã phải thốt lên từ nể phục khi máy móc có thể trả lời những câu hỏi hóc búa nhưng các đại biểu nhấn mạnh câu trả lời tốt lại xuất phát từ câu hỏi hay. Như vậy, người dùng phải có tri thức. Muốn có tri thức nhất định phải học. Nếu không, người dùng sẽ trở thành nô lệ của trí tuệ nhân tạo.

Một trong ứng dụng trí tuệ nhân tạo được nhắc đến gần đây đó là ChatGPT. Ứng dụng có thể gợi ý cho các bài viết mang tính sáng tạo, giúp người học tổng hợp kiến thức, phát triển chương trình học, soát lỗi chính tả, lỗi dịch thuật…

Tại Anh, một số trường đại học như Middlesex khuyến khích học sinh sử dụng ChatGPT để tìm câu trả lời cho những câu hỏi đơn giản, với mục đích giảm bớt thời gian hỏi - đáp trên giảng đường. 

Tuy nhiên, lợi dụng sự phát triển của ChatGPT so với các ứng dụng trí tuệ nhân tạo trước đây, một số sinh viên cũng đã lạm dụng để viết bài luận, giải toán, đạo văn… Trong khi đó, chính OpenAI - nhà phát triển ứng dụng - cũng đã khẳng định, ChatGPT có thể mang đến các kiến thức sai lệch do nguồn thông tin mà nó thu thập không phải khi nào cũng chính xác.

Trí tuệ nhân tạo: Lợi ích và thách thức đối với giáo dục - Ảnh 1.

Không chỉ đối với học sinh, ChatGPT cũng có thể tham gia vào công việc của những người dạy học. Tại Việt Nam, một chuyên gia giáo dục đã thử nghiệm sử dụng ChatGPT để soạn giáo án. Chuyên gia này cho biết, ChatGPT có khả năng phân tích, tổng hợp tốc độ nhanh. Một giáo án thường phải soạn trong vài ngày thì nay rút ngắn còn 60 phút. 

Liệu công nghệ có thay thế được giáo viên? Những thuận lợi và thách thức khi sử dụng trí tuệ nhân tạo trong giáo dục như thế nào? Ở góc độ nhà quản lý, Bộ Giáo dục và Đào tạo cần phải sớm có những hoạch định ra sao để trí tuệ nhân tạo góp ích trong lĩnh vực giáo dục của Việt Nam? Để cùng trao đổi về vấn đề này, phóng viên Đài THVN đã có cuộc trao đổi với GS.TS Lê Anh Vinh, Viện trưởng Viện Khoa học Giáo dục Việt Nam, Bộ Giáo dục và Đào tạo:

* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV OnlineVTVGo!

TIN MỚI

    X

    ĐANG PHÁT

    Bản tin thời tiết chào buổi sáng 3 phút trước