Tự chủ trường nghề: Cho tự do nhưng vẫn chưa thể... cởi trói?

Hồng Anh-Thứ ba, ngày 14/07/2020 05:59 GMT+7

VTV.vn - Cốt lõi của tự chủ là chuyển đổi từ cơ chế bị động, bao cấp, sang cơ chế tự chứng minh hiệu quả đào tạo, trước khi nhận được NSNN nhưng không dễ thực hiện.

Bộ LĐ-TB&XH đang khẩn trương hoàn thiện nghị định quy định cơ chế tự chủ cơ sở giáo dục nghề nghiệp, dự kiến sẽ bắt đầu có hiệu lực vào năm nay. Theo đó, ngoài việc tự chủ hơn trong việc thực hiện đào tạo và tổ chức nội bộ, Nhà nước sẽ cấp tài chính theo cơ chế đấu thầu và đặt hàng đào tạo đối với các trường nghề. Cơ chế đã có nhưng để triển khai cũng không mấy được trơn tru.

Tiền thân là trường sư phạm nhưng sau khi sáp nhập, Trường Cao đẳng Hải Dương đã có thêm những mã ngành đào tạo nghề về kinh tế. Nhờ xây dựng được hệ thống các trường thành viên từ mầm non đến THPT, trường đã tự chủ được 60% kinh phí chi thường xuyên nhưng mọi thứ cũng chưa phải thuận lợi hết.

Tự chủ trường nghề: Cho tự do nhưng vẫn chưa thể... cởi trói? - Ảnh 1.

Cũng vì khiêm tốn về cơ sở vật chất mà những mã ngành như điện, điện dân dụng, vốn được coi là đông học viên nhất, số lượng người học cũng rất ít. Nhiều mã ngành đã được cấp phép khác còn gần như không thể tuyển nổi học viên. Đối mặt với bài toán tự chủ, trường nghề cũng vì thế mà chưa thể tự tin.

Trái ngược với sự ế ẩm của nhiều trường nghề hiện nay, mã ngành may của Trường Cao đẳng Công Thương Hải Dương lại thu hút rất đông học viên đến nỗi nhà trường còn phải tận dụng cả phòng hội trường để bổ sung thêm các máy thực hành. Ngành điện tử cũng đông học viên đến mức phải xin chỉ tiêu tuyển sinh thêm 500 người nhưng cũng chỉ được chấp thuận 300.

Hàng năm, Bộ Công Thương cấp cho trường khoảng 7 tỷ đồng nhưng để trả lương cho cán bộ công nhân viên cũng chưa đủ. Năm 2020, dự kiến nhà trường chi khoảng 20 tỷ đồng. Để hoạt động chung nhà trường cũng rất nhiều khó khăn.

Để kiếm được 13 tỷ đồng, trường chắc chắn phải tự "bơi". Còn "bơi" bằng cách nào thì vẫn phải nằm trong khuôn khổ cho phép.

Tự chủ là yêu cầu cấp thiết đối với trường nghề, đặc biệt trong bối cảnh bội chi ngân sách Nhà nước và chủ trương giảm chi ngân sách thường xuyên. Do đó, việc sớm ban hành Nghị định quy định cơ chế tự chủ của cơ sở giáo dục nghề nghiệp công lập là cần thiết. Điều này góp phần thực hiện việc dần trao quyền tự chủ, đi kèm với đó là đổi mới cơ chế tài chính của các cơ sở giáo dục nghề nghiệp.

Trường nghề đang 'rẽ lối' để bứt phá? Trường nghề đang "rẽ lối" để bứt phá?

VTV.vn - Hơn 255.000 thí sinh từ bỏ cuộc đua ĐH, CĐ để đi học nghề. Trường nghề tăng tốc để đổi mới, thu hút học viên. Đó là bức tranh mới mẻ của trường nghề trong năm 2020.

* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV Online!

Cùng chuyên mục

TIN MỚI

    X

    ĐANG PHÁT

    Bản tin thời tiết chào buổi sáng 3 phút trước