Từ vụ cô giáo không giảng bài: Cần chấm dứt phương pháp “giáo dục quyền uy”!

PV-Thứ sáu, ngày 13/04/2018 10:34 GMT+7

VTV.vn - TS Nguyễn Tùng Lâm – Chủ tịch Hội Tâm lý Giáo dục Hà Nội nhấn mạnh, sau vụ việc cô giáo không giảng bài, cần chấm dứt ngay phương pháp “giáo dục quyền uy”.

Chưa khi nào, Bộ GD&ĐT phải gửi văn bản tới UBND của các tỉnh/thành phố đề nghị tăng cường công tác đảm bảo an ninh, an toàn với một môi trường xưa nay vẫn được coi là nơi an toàn nhất – môi trường giáo dục. Thầy nghĩ sau về vấn đề này?

TS Nguyễn Tùng Lâm: Trước hết, tôi hoan nghênh Bộ GD&ĐT đã tích cực giải quyết các vấn đề trong nhà trường. Nhưng qua đó, điều này cho thấy sự đau lòng, sự bất an trong nhà trường từ phía học sinh, giáo viên và bậc phụ huynh.

Chúng ta đang khuyến khích các bạn trẻ dám lên tiếng về sự thật, công bằng, lẽ phải. Tuy nhiên, khi một em học sinh lên tiếng phản ánh về việc cô giáo không giảng bài trong nhiều tháng, có lẽ bản thân em cũng không lường hết được sự việc. Thầy lý giải thế nào về điều này?

- Tôi cho rằng, không phải ngành Giáo dục quay lưng lại với học trò. Ở đây có những rào cản, có quản lý, chỉ đạo quan liêu, không đến được với mong mỏi của chúng ta, của học trò. Đáng lẽ, chúng ta phải biểu dương, tôn vinh em học sinh (Phạm Song Toàn - PV), ngay tại trường đó (Trường THPT Long Thới - PV). Em ấy phải là tấm gương khuyến khích những người khác nhưng đổi lại, em lại chịu đau khổ, phải xin chuyển trường. Chúng ta phải làm cho rõ vì sao lại xảy ra những chuyện như thế.

Theo tôi vẫn là bệnh thành tích của ngành giáo dục. Nhà trường không muốn "nổi tiếng", bị mang tiếng như vậy.

Từ vụ cô giáo không giảng bài: Cần chấm dứt phương pháp “giáo dục quyền uy”! - Ảnh 1.

Theo thầy, có những rào cản nào khiến các em không nói ra điều mình muốn, điều cần phải thay đổi, các em sợ điều gì?

- Giáo dục theo phương pháp "giáo dục quyền uy" vẫn còn nặng nề trong các nhà trường. Tức là thầy cô giáo luôn "át" học trò, còn trò luôn phải nghe theo.

Ở nhà trường, tất cả các thành viên phải được tôn trọng, không chỉ các thầy cô giáo mà cả học sinh, phụ huynh học sinh; luôn khơi gợi sự tham gia, làm chủ. Ở đây, tất cả bị "dìm" trong im lặng.

Ngoài ra, về công tác quản lý của nhà trường, Hiệu trưởng chưa thực hiện các yêu cầu về văn hóa, dân chủ trong nhà trường. Đoàn thanh niên cũng không làm chủ, tất cả chỉ có trong hình thức mà không có trong hành động. Như trường hợp của Song Toàn, em là một Bí thư đoàn, lớp trưởng rất mạnh dạn nhưng trong suốt nhiều tháng qua em đã phải "vật lộn" rất nhiều. Song Toàn phát biểu trước Sở GD&ĐT TP.HCM cho thấy em rất trách nhiệm. Trước dó, em từng phản ánh với nhà trường nhưng không ai giúp khiến em cô độc.

Liệu có kịch bản nào tốt đẹp hơn với Song Toàn sau sự việc đã xảy ra không, thưa thầy?

- Cá nhân tôi thấy, Song Toàn không muốn chịu sức ép của thầy cô, bạn bè nhìn vào nên phải chuyển trường. Tuy nhiên, Hiệu trưởng trường đó nên nhận Song Toàn về để tôn vinh dù rằng em có quyền quyết định quay lại hay không, để các bạn bè khác đang bị "bệnh thành tích" ám ảnh đang thiếu dũng khí, chấp nhận sự êm ả , phá vỡ sự im lặng.

Hi vọng, từ câu chuyện này, chúng ta sẽ chấm dứt phương pháp "giáo dục quyền uy", việc nhà trường thiếu tính dân chủ, học sinh chưa nhận được sự tôn trọng cần thiết.

Vụ cô giáo không giảng bài: Trường không tiết lộ mức kỷ luật, báo cáo trực tiếp lên Sở GD&ĐT Vụ cô giáo không giảng bài: Trường không tiết lộ mức kỷ luật, báo cáo trực tiếp lên Sở GD&ĐT TP.HCM: Tạm đình chỉ công tác giáo viên không giảng bài khi lên lớp TP.HCM: Tạm đình chỉ công tác giáo viên không giảng bài khi lên lớp Nữ sinh phản ánh cô giáo không giảng bài được nhận học bổng 300 triệu Nữ sinh phản ánh cô giáo không giảng bài được nhận học bổng 300 triệu

Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV Online!

TIN MỚI

    X

    ĐANG PHÁT

    Bản tin thời tiết chào buổi sáng 3 phút trước