4 tháng nữa kỳ thi tốt nghiệp THPT năm nay mới chính thức diễn ra. Tuy nhiên, để không bị động vì diễn biến của dịch bệnh, cả thí sinh lẫn các trường Đại học đều đã chủ động lên các phương án để thích ứng trong tình hình mới.
Không nên chỉ tham gia xét tuyển Đại học bằng kết quả thi tốt nghiệp THPT. Đây là lời khuyên của hầu hết các chuyên gia trong đợt tuyển sinh năm nay. Bởi lẽ khi dịch bệnh còn chưa biết diễn tiến như thế nào, trong khi kỳ thi tốt nghiệp THPT lại phụ thuộc hoàn toàn điều kiện này.
Dù các trường không thay đổi nhiều về phương thức tuyển sinh thế nhưng tỉ lệ chỉ tiêu giữa các phương thức đều có sự điều chỉnh. Mục đích là để không bị động như năm ngoái khi phụ thuộc quá nhiều vào kết quả kỳ thi tốt nghiệp THPT, trong khi kỳ thi này lại liên tục bị xáo trộn do ảnh hưởng của dịch bệnh.
Kinh nghiệm ứng phó trong 1 năm qua đủ để giúp các trường sẵn sàng đón nhận mọi thay đổi.
Đến thời điểm này, vẫn chưa biết khi nào thì kỳ thi tốt nghiệp THPT sẽ diễn ra, tuy nhiên, hai phương thức đang chiếm ưu thế về số lượng học sinh đăng ký là xét tuyển bằng học bạ và kỳ thi đánh giá năng lực đều được tổ chức sớm hơn 1 tháng so với những năm trước. Hiện có 81 trường Đại học sử dụng kết quả kỳ thi đánh giá năng lực làm cơ sở xét tuyển.
Linh hoạt để thích ứng cũng là phương châm của mùa tuyển sinh năm nay. Kinh nghiệm ứng phó trong 1 năm qua đủ để giúp các trường sẵn sàng đón nhận mọi thay đổi.
Dự kiến vào ngày mai (16/3), Bộ Giáo dục và Đào tạo có buổi họp trực tuyến với 64 tỉnh thành để tham vấn về thời điểm, số lần tổ chức kỳ thi tốt nghiệp THPT trong điều kiện sống chung với dịch bệnh để đảm bảo thuận lợi, công bằng cho các thí sinh. Kết quả của cuộc họp cơ sở để nhà trường và phụ huynh, học sinh có bước chuẩn bị tiếp theo thích ứng dịch bệnh.
* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV Online và VTVGo!